Kim cương là loại đá quý được săn đón nhất hành tinh. Nó sở hữu độ trong suốt tuyệt đẹp cùng độ cứng không loại đá quý nào sánh kịp. Với sự ảnh hưởng đến nhiều ngành: trang sức, công nghiệp…Kim cương ngày càng chứng tỏ vị thế quan trọng của mình. Vậy bạn đã biết kim cương được tạo ra như thế nào hay chưa? Hãy cùng bài viết dưới đây tìm câu trả lời nhé!
Kim cương được tạo ra như thế nào
Những viên kim cương lấp lánh được tạo thành từ những khoáng vật có chứa cacbon, dưới nhiệt độ cao và áp suất rất cao. Trên trái đất, mọi nơi đều có thể sản sinh ra kim cương. Bởi ở một độ sâu nào đó thì sẽ tồn tại nhiệt độ đủ cao và áp suất đủ lớn để tạo thành kim cương.
Quy trình hình thành kim cương bắt đầu từ độ sâu khoảng 100 dặm dưới lòng đất (khoảng 160km) nơi nhiệt độ cao và áp suất đã kết tinh carbon thành kim cương thô. Trong những lục địa, kim cương bắt đầu hình thành ở độ sâu khoảng 150km (90 dặm), nơi có áp suất khoảng 5 gigapascal và nhiệt độ khoảng 1200 độ C (2200 độ F).
Còn trong lòng đại dương, quá trình này diễn ra ở các vùng sâu hơn do nhiệt độ cần cao hơn nên áp suất cũng phải cao. Khi những áp suất và nhiệt độ dần giảm xuống thì kim cương cũng theo đó mà kích thước lớn hơn.
Khi núi lửa phun trào (kiểu phun trào đá núi lửa kali), kim cương được đưa lên mặt đất. Lần gần nhất núi lửa phun trào theo kiểu như vậy đã xảy ra cách đây khoảng 100 triệu năm, dưới đây là hình ảnh của đá núi lửa kali.
Quá trình khai thác kim cương
Các nhà địa chất học nhiều khi dùng mối để tìm đến các ống kimberlit bởi loài mối khi xây tổ của chúng thường bới đá và khoáng chất, gần khu vực đó thường tìm thấy kim cương. Kimberlit có mặt trong vỏ Trái Đất, trong các cấu tạo thẳng đứng như ống kimberlite. Các ống kimberlit là nguồn quan trọng nhất của các loại kim cương được khai thác hiện nay.
Để đến được nơi có kim cương ở dưới đáy của ống kimberlit,người ta phải khai thác hết đất đá phía trên, hoạt động khai thác lộ thiên (pit-mining) bắt đầu. Khai thác lộ thiên là cách phổ biến nhất trong hoạt động khai thác kim cương. Máy móc hạng nặng, máy xúc thủy lực, xe tải được sử dụng để khai thác kim cương từ ống kimberlit.
Xem thêm: Nhẫn kim cương
Người ta thường khai thác lộ thiên khi dự báo sẽ có kim cương ở gần bề mặt hoặc bị che phủ bởi lớp cát và sỏi mỏng.
Trong khai thác kim cương, hoạt động khai thác dưới lòng đất phức tạp nhất. Phương thức khai thác loại này sẽ được sử dụng dựa trên tính toán về bản chất, hình dạng và kích cỡ của kho kimberlit.
Kim cương cũng có thể được khai thác từ dưới đáy biển bằng phương pháp khai thác hàng hải (khai thác ngang và khai thác dọc). Doanh nghiệp thành công nhất trong việc tìm kiếm lợi nhuận từ đáy biển hiện nay có lẽ là DeBeers, công ty đang chiếm 40% thị trường kim cương toàn thế giới. Là một trong những công ty đi tiên phong trong việc chuyển hướng từ khai thác các mỏ trên đất liền sang khai thác dưới đáy đại dương, De Beers đồng thời là công ty đầu tiên tự phát triển một công nghệ thích hợp để đào bới, thu gom quặng kim cươngở độ sâu 150m dưới mặt nước.
Công thức hóa học của kim cương
Công thức hóa học của kim cương đều có cấu tạo từ các nguyên tử cacbon (C). Trong tự nhiên các nguyên tử C để hình thành kim cương đều có trong thực vật và carbonate. Khi bị vùi lấp trong các lớp địa chất, chúng biến than, than bùn, than đá, than chì…. Khi môi trường đủ các điều kiện như nhiệt nhiều độ, áp suất. Thì khi đó carbon sẽ bị nén khít với nhau sẽ tạo thành kim cương trong hệ tinh thể lập phương.
Công thức hóa học của kim cương đều có cấu tạo từ các nguyên tử cacbon (C)
Cấu trúc tinh thể kim cương
Tinh thể kim cương có cấu trúc lập phương nên chúng có tính đối xứng cao và chứa những nguyên tử cacbon bậc 4. Mỗi nguyên tử C sẽ liên kết với 4 nguyên tử C khác có vị trí gần nhất. Nên kim cương có rất nhiều tính chất riêng.
Do mật độ các nguyên tử tương đối cao giúp đá có cấu trúc rất chặt chẽ, cùng với đó là độ cứng lên đến 10 Mohs. Độ cứng đứng đầu trong các loại đá quý tự nhiên lẫn nhân tạo.
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Để lại một bình luận
Bạn phải đăng nhập để gửi bình luận.