Kim cương là một trong hai dạng thù hình được biết đến nhiều nhất của cacbon, chúng có độ cứng rất cao và khả năng khúc xạ cực tốt. Khi tìm được một viên đá thô việc cắt mài rất quan trọng đối với giá trị của kim cương. Mỗi viên đá được cắt mài cách riêng để biến nó thành một viên đá quý như chúng ta thấy. Vậy quy trình cắt mài kim cương diễn ra như thế nào? Cùng tham khảo bài viết dưới đây nhé!
Cắt mài kim cương là gì?
Cắt giác kim cương là quá trình lấy một viên kim cương thô và thay đổi nó thành một viên đá quý có hình dáng và đẹp. Quá trình này phải được thực hiện bởi một chuyên gia với kiến thức chuyên môn, thiết bị và công cụ cho công việc kể từ khi mỗi quyết định đưa ra sẽ ảnh hưởng đến kết quả lợi nhuận.
Sở dĩ người ta có thể cắt gọt kim cương được là bởi đặc điểm kết cấu của kim cương và biện pháp cắt gọt. Kim cương là loại carbon đã được tinh thể hóa cao độ. Các nguyên tử carbon cấu tạo nên kim cương sắp xếp theo một dạng hình học nhất định. Như vậy, người ta có thể cắt kim cương men theo mặt sắp xếp nguyên tử của nó, do đó mặt cắt trở nên nhẵn nhụi.
Giác cắt của một viên kim cương là những tiêu chí quan trọng hàng đầu trong việc đánh giá sự hoàn hảo. Viên kim cương thô nếu không được cắt mài thì sẽ không khác gì một viên pha lê, nhưng sau khi được cắt mài chúng sẽ trở nên lấp lánh nhờ khả năng phản chiếu ánh sáng. Một viên kim cương nhân tạo hoàn hảo có các giác cắt được đan xen đối xứng với nhau, nét cắt chính xác cùng với việc được mài cẩn thận sẽ hiển thị nhiều ánh sáng hơn và tạo ra nhiều độ lấp lánh hơn một viên kim cương cùng loại cắt mài chất lượng kém.
>>>>Xem thêm: Kim cương có bao nhiêu màu, màu nào đắt nhất
Đặc biệt, khi được cắt với tỷ lệ thích hợp, ánh sáng được khúc xạ và phản xạ hoàn toàn ra bề mặt, khiến cho viên kim cương sáng hơn, lấp lánh hơn. Nếu cắt quá nông thì ánh sáng thoát ra khỏi đáy còn cắt quá sâu thì ánh sáng thoát ra mặt bên. Giác cắt của một viên kim cương là những tiêu chí quan trọng hàng đầu trong việc đánh giá sự hoàn hảo. Viên kim cương thô nếu không được cắt mài thì sẽ không khác gì một viên pha lê, nhưng sau khi được cắt mài chúng sẽ trở nên lấp lánh nhờ khả năng phản chiếu ánh sáng. Một viên kim cương nhân tạo hoàn hảo có các giác cắt được đan xen đối xứng với nhau, nét cắt chính xác cùng với việc được mài cẩn thận sẽ hiển thị nhiều ánh sáng hơn và tạo ra nhiều độ lấp lánh hơn một viên kim cương cùng loại cắt mài chất lượng kém.
Đặc biệt, khi được cắt với tỷ lệ thích hợp, ánh sáng được khúc xạ và phản xạ hoàn toàn ra bề mặt, khiến cho viên kim cương sáng hơn, lấp lánh hơn. Nếu cắt quá nông thì ánh sáng thoát ra khỏi đáy còn cắt quá sâu thì ánh sáng thoát ra mặt bên.
Quy trình cắt mài kim cương
Viên kim cương được tìm thấy trong tự nhiên ở dạng thô. Trong các hình dạng tinh thể ban đầu nó nó trông rất bình thường, không có sự lấp lánh như thường thấy trong các cửa hàng trưng bày sản phẩm trang sức kim cương. Ánh lửa và sự rực rỡ của viên kim cương chỉ được lột tả sau quá trình cắt và đánh bóng.
Quy trình cắt và đánh bóng một viên kim cương về cơ bản bao gồm các bước như sau:
- Phân loại kim cương thô
Kim cương thô là những viên kim cương chưa được mài cắt, đánh bóng để tạo thành phẩm. Kim cương thô mới được khai thác có nhiều hình dạng khác nhau như tinh thể đôi, tinh thể bát diện, màu sắc, trọng lượng…mà chưa có hình dạng rõ ràng như một viên kim cương đã qua gia công. Sau khi được các chuyên gia nghiên cứu và chế tác, mới cho ra hình dạng kim cương bắt mắt, hoàn hảo như bạn thấy trong các cửa hàng.
Sau khi được khai thác, các nhà chế tác phải chia viên kim cương thô thành nhiều phần nhỏ, dễ chế tác hơn. Đó là bước đầu tiên trong quá trình cắt kim cương.
- Tạo lập bản đồ 3D của viên kim cương và thiết kế sơ đồ cắt (Rough Diamond Planning & Marking)
Công nghệ mới sử dụng một máy quét laser cho phép thấy được nhiều hơn các đặc điểm của viên kim cương. Hình dạng hình học bên ngoài của viên kim cương thô sau đó có thể được chuyển đổi thành một mô hình 3D chính xác. Sau nữa, các tạp chất có thể được đánh dấu sau khi tạo ra các cửa sổ trên kim cương thô.
Thiết kế sơ đồ cắt viên kim cương: Đây cũng là một trong những giai đoạn quan trọng nhất của toàn bộ quá trình chế tác. Trong công đoạn này, người ta phải quyết định hình dạng của viên kim cương cuối cùng sẽ được chế tác và ước tính trọng lượng tiềm năng của nó. Mỗi viên kim cương là hoàn toàn duy nhất và do đó phải được nghiên cứu một cách chi tiết để xác định hình dạng hoàn chỉnh mà vẫn giữ được trọng lượng nhiều nhất có thể.
Khi hình dạng cuối cùng đã được xác định, viên kim cương sẽ được đánh dấu bằng mực hoặc tia laser để chỉ rõ viên kim cương sẽ được cưa hoặc chia tách đến đâu.
- Chia tách kim cương
Trước khi chế tác kim cương, các chuyên gia sẽ đo lường lại lần nữa để xác định được vị trí cắt hoặc chia tách kim cương. Việc cưa kim cương gần đây có rất nhiều tiến bộ với nhiều kỹ thuật công nghệ được sử dụng. Trước đây, việc cưa viên kim cương thành nhiều mảnh được thực hiện với máy cưa và đĩa mài kiểu cơ khí. Hiện nay máy cưa Laser là công nghệ mới nhất được sử dụng. Tiện lợi nhất của hệ thống này là rất nhanh và chính xác.
- Bo tròn
Bo tròn là quá trình mà hai viên kim cương được đặt vào trục quay ngược hướng nhau, sau đó được vận hành để chà xát với nhau và bo tròn mỗi viên kim cương trước khi mài và đánh bóng các mặt giác.
>>>>Bài viết liên quan: Bí quyết chọn nhẫn kim cương cho cô dâu vừa đẹp vừa chất lượng
Mài và Đánh bóng
Sau khi viên kim cương có được hình dạng cơ bản của nó, các chuyên gia sẽ tiếp tục cắt và đánh bóng các mặt của kim cương. Một viên kim cương được đánh giá là hoàn thiện khi đươc đánh bóng ở 33 mặt trên và 24 mặt dưới. Trong quá trình này, các chuyên gia phải liên tục kiểm tra bề mặt kim cương để đảm bảo độ chính xác nhất.
Góc của viên kim cương cần phải được thay đổi cho mỗi một mặt giác. Giai đoạn mài và đánh bóng đầu tiên và có lẽ quan trọng nhất là tạo mặt định vị. Bước này sẽ đặt nền tảng và thiết lập những đối xứng cơ bản của viên kim cương. Trong giai đoạn tạo mặt định vị, 17 hay 18 mặt giác đầu tiên được tạo ra, bao gồm mặt vương miện, chóp nón, 8 mặt giác vương miện chính và 8 mặt giác nón chính.
Khi một viên kim cương được cắt và đánh bóng, khuyết tật bề mặt tế vi có thể được tạo ra do các đĩa đánh bóng cào xước những vết nhỏ trên bề mặt kim cương. Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng, các khiếm khuyết này có thể phá vỡ ánh sáng phản chiếu các tia sáng đi vào và thoát ra khỏi kim cương.
- Đánh giá và kiểm định chất lượng kim cương
Sau khi viên kim cương đã được chế tác hoàn thiện, trước khi được đưa vào gia công trang sức sẽ được các chuyên gia kiểm định chất lượng phân loại lần nữa theo trọng lượng, kích thước, màu sắc và kĩ thuật chế tác để định giá. Điều này giúp định giá cụ thể cho sản phẩm và cấp giấy chứng nhận độc lập, trước khi viên kim cương được mang đi gia công thành trang sức.
Mỗi một viên kim cương khi được đưa vào chế tác trang sức sẽ trải qua rất nhiều công đoạn phức tạp khác nhau đòi hỏi kĩ năng điêu luyện của các chuyên gia. Do đó, không khó hiểu khi viên cương thường có giá trị rất cao khi được đưa ra thị trường. Và đây cũng là lý do kim cương luôn được xem là biểu tượng của tình yêu bất diệt. Vì không chỉ quý hiếm, có độ bền gần như bậc nhất mà kim cương là loại đá quý được chế tác hoàn mỹ nhất trên thế giới.
Hy vọng sau khi theo dõi quy trình cắt mài kim cương mà C Jewelry Diamond chia sẻ trên đây, mọi người đã hiểu rõ hơn về quy trình cắt mài kim cương này. Nếu bạn đang tìm kiếm một địa chỉ mua bán kim cương uy tín chất lượng, chần chờ gì mà không liên hệ ngay với Cao Jewelry Diamond để được hỗ trợ và tư vấn nhiệt tình nhất.
Để lại một bình luận
Bạn phải đăng nhập để gửi bình luận.