Kim cương là loại khoáng sản có những tính chất vật lý hoàn hảo, được tồn tại dưới một trong hai dạng biến thể của Cacbon). Vậy làm sao để bạn có thể chọn được một viên kim cương tốt. Cùng C Jewelry Diamond tìm hiểu những kiến thức chọn một viên kim cương tốt nhất trong bài viết dưới đây nhé!
Điểm qua quá trình hình thành
Kim cương bắt đầu hình thành ở những nơi có nhiệt độ và áp suất rất cao, cụ thể là độ sâu khoảng 150 km (so với mặt đất), áp suất 5 gigapascal, nhiệt độ 1200 độ C. Chỉ cần đủ đáp ứng những điều kiện trên thì mọi nơi đều có thể có kim cương.
Tuy nhiên, lượng khai thác lớn nhất hiện nay là ở Trung Phi và Nam Phi (chiếm khoảng 49%), tiếp theo là Canada, Ấn Độ, Nga, Brazil, Úc,… Nơi có nhiều kim cương là ở miệng núi lửa đã tắt, sâu trong lòng Trái Đất.
Lý do là miệng núi lửa có áp suất và nhiệt độ cao, đủ để làm thay đổi cấu trúc của các tinh thể trong lòng đất. Để một viên kim cương được hình thành ngoài thiên nhiên thường mất khoảng 1 tỷ năm đến 3,5 tỷ năm.
XEM THÊM: Vỏ nhẫn kim cương
Kiến thức chọn một viên kim cương tốt nhất
Kim cương hay trang sức kim cương là sản phẩm cao cấp. Nhưng làm thế nào để chọn được một viên kim cương hay món đồ trang sức kim cương ưng ý thì không phải khách hàng nào cũng am tường. Sau đây là một số lời khuyên để bạn tham khảo.
- Viên kim cương đặt tiêu chuẩn 4C
Một viên kim cương được đánh giá theo một hệ thống chất lượng 4C: “carat” (khối lượng), “clarity” (độ trong suốt), “color” (màu sắc) và “cut” (cách cắt)
Khối lượng: Carat là đơn vị tính trọng lượng của kim cương, 1 Carat = 200 milligram. Viên kim cương càng to thì giá trị càng lớn. Ví dụ, 2 viên kim cương nặng tổng cộng 2 Carat có giá bán thấp hơn 1 viên kim cương nặng 2 Carat.
Độ trong suốt: Độ trong suốt của kim cương được đánh giá bằng những vết trầy xước, vết gãy,… khi nhìn dưới kính lúp 10 lần. Bởi vết trầy, gãy,… có thể làm ảnh hưởng đến tính chất của tinh thể và giảm khả năng khúc xạ ánh sáng.
Màu sắc: Các tạp chất thường gặp nhất là nitơ, chúng hòa lẫn vào những tinh thể kim cương và khiến kim cương có màu vàng hoặc thậm chí là màu nâu. Hầu như kim cương nào cũng có màu, ít hay nhiều bởi không gì là hoàn hảo. Theo tiêu chuẩn GIA (Gemological Institute of America – Viện Đá quý Hoa Kỳ) thì kim cương không màu là “D” và màu vàng là “Z”
Cách cắt: Chất lượng chế tác phản ánh quá trình chế tác viên kim cương từ dạng thô ban đầu thành một viên kim cương hoàn thiện. Nếu chế tác không đẹp thì giá trị của viên kim cương có thể giảm đi rất nhiều.
THAM KHẢO THÊM: Tại sao kim cương càng lớn càng khó định giá?
- Giấy kiểm đinh
Kiểm định kim cương là một lựa chọn nhằm xác định tính chất, giá trị của mỗi một viên kim cương sử dụng trên thị trường. Điều này góp phần cho việc các sản phẩm có được giá trị chuẩn xác và không bị làm giả.
Có 4 tổ chức đủ khả năng thẩm định chất lượng của một viên kim cương là:
GIA (Gemological Institute of America – Viện Đá quý Hoa Kỳ): Có uy tín, sức ảnh hưởng nhiều nhất và là nơi đưa ra những tiêu chuẩn về ngành hàng kim cương.
AGS (American Gemological Society – Hiệp hội Đá quý Hoa Kỳ): Có ảnh hưởng nhưng mức độ không bằng GIA.
IGL (Phòng thí nghiệm Đá quý Thế giới): Là nơi được tôn trọng nhất trong giới khoa học nhưng cũng là nơi bị chỉ trích nhiều bởi sự thiếu công bằng khi đánh giá kim cương tại những quốc gia nghèo.
EGL (Phòng thí nghiệm Đá quý châu Âu): Tương tự như IGL.
- Nhận biết kim cương thật
+ Soi viên kim cương dưới kính lúp: kim cương được tạo thành từ tự nhiên, có cấu tạo là carbon nguyên chất, vì vậy, khi nhìn vào sẽ không mấy khó khăn nhận thấy nó luôn có điểm không hoàn hảo trong cấu trúc carbon. Viên kim cương giả thì tuyệt đối hoàn hảo, không tỳ vết.
+ Chà giấy nhám lên viên đá: Kim cương là một trong những vật liệu cứng nhất nên nó sẽ không dễ dàng bị trầy xước bởi các bề mặt nhám hay gồ ghề. “Nếu là kim cương thật, nó vẫn hoàn hảo sau khi bị chà nhám, còn nếu là đá Zirconia (trang sức giả kim cương), nó sẽ bị trầy xước”
+ Làm “thí nghiệm sương mù” : Hà hơi vào viên kim cương giống như cách làm “mờ sương” gương trong phòng tắm. Viên kim cương giả sẽ bị mờ trên bề mặt trong một quãng thời gian ngắn, còn kim cương thật do không giữ nhiệt nên không bị mờ
+ Soi kim cương dưới ánh sáng để kiểm tra độ lấp lánh: Cách mà những viên kim cương thật phản xạ dưới ánh sáng vô cùng độc đáo: ở bên trong viên kim cương sẽ lấp lánh màu xám và trắng, bên ngoài sẽ phản chiếu những màu sắc cầu vồng lên các bề mặt khác ở gần nó.
+ Quan sát sự khúc xạ ánh sáng của viên đá: Kim cương có màu sắc lấp lánh nhờ đặc tính khúc xạ và bẻ cong ánh sáng. Thủy tinh, thạch anh và đá Cubic Zirconium cũng có thể “bắt chước” sự lấp lánh của kim cương, nhưng chúng có chỉ số khúc xạ thấp hơn kim cương rất nhiều.
Trên đây, là những kiến thức giúp bạn chọn một viên kim cương tốt nhất. Hi vọng, bạn đã có thêm nhiều thông tín bổ ích cho bạn
BÀI VIẾT LIÊN QUAN:
Cách tháo nhẫn bị chật
Ý nghĩa khác nhau giữa nhẫn cầu hôn và nhẫn cưới
Kim cương tự nhiên và kim cương nhân tạo
Trả lời
Bạn phải đăng nhập để gửi bình luận.