Kim cương là một trong hai dạng thù hình được biết đến nhiều nhất của cacbon (dạng còn lại là than chì), có độ cứng rất cao và khả năng khúc xạ cực tốt. Vậy kim cương có mấy loại định giá kim cương như thế nào? Cùng C Jewelry Diamond tìm hiểu cách phân loại kim cương trong bài viết ngay sau đây nhé.
Phân loại kim cương theo tiêu chuẩn 4C
- Color – màu sắc
Một viên kim cương sẽ có giá trị cao hơn nếu nó có màu sắc càng trong và không bị lẫn tạp chất. Nếu viên kim cương bị lẫn những chấm màu vàng sẽ có giá trị thấp nhất. Vì màu vàng và nâu dễ gặp hơn nên viên kim cương có màu này cũng ít giá trị hơn. Nhưng ngược lại, những viên kim cương có lẫn màu xanh dương hay màu hồng lại càng được đẩy giá trị lên cao gấp nhiều lần. Theo các chuyên gia giám định kim cương, tùy theo sự thay thế của tinh thế cacbon bằng nguyên tố nào thì viên kim cương sẽ mang màu của nguyên tố đó.
- Carat – trọng lượng
Kích thước của viên kim cương có thể ảnh hưởng đáng kể đến giá trị của đá và trang sức kim cương. Nhìn chung, viên kim cương càng lớn thì càng có giá trị. Kim cương được chia thành carat và ponit với 100 point = 1.00 carat (theo hệ thống tiền tệ của Mỹ). Hãy nhớ trọng lượng carat đề cập đến trọng lượng, không nên nhầm lẫn với kích thước của kim cương (kim cương được đo bằng milimet). Bạn nên quan tâm nhiều hơn đến viên kim cương trông như thế nào hơn là trọng lượng của nó là bao nhiêu nếu bạn muốn trả tiền cho những viên kim cương đẹp chứ không phải là những viên kim cương có trọng lượng lớn. Dưới đây là phân cấp trọng lượng của kim cương và tỷ lệ giữa kích cỡ và trọng lượng nhằm giúp bạn định hình về viên kim cương mà bạn muốn sở hữu.
Xem thêm: Kim cương GIA
- Clarity: Độ trong
Các chuyên gia thẩm định kim cương sẽ dùng kính lúp 10 lần phóng to viên kim cương để có thể nhìn thấy mọi khiếm khuyết của một viên kim cương. Từ những vết nứt gãy cho đến các vết trầy xước, vết mờ hay khả năng tán sắc kém. Trong các tiêu chí, độ trong được xem là một tiêu chuẩn quan trọng trong những nguyên tắc định giá kim cương.
- Cut – dạng cắt của kim cương
Dạng cắt của một viên kim cương chính là hướng dẫn về phong cách hoặc thiết kế được sử dụng khi hình thành một viên kim cương để đánh bóng mà không đề cập đến hình dáng của viên kim cương. Người mua thường cân nhắc về hình dạng và sự xuất hiện của viên kim cương và khả năng tỏa sáng của nó tuy nhiên dạng cắt ở đây đề cập đến sự tương xứng, cân đối và độ bóng của một viên kim cương và các tác động đến độ phát sáng của nó. Điều này có nghĩa nếu nó được cắt tỉa kém thì nó sẽ ít tỏa sáng hơn.
Dạng cắt không chỉ đề cập đến hình dạng của kim cương (ví dụ hình tròn, hình bầu dục, hình quả lê) mà còn đề cập đến tỷ lệ đối xứng và độ bóng của viên kim cương. Vẻ đẹp của một viên kim cương phụ thuộc nhiều vào dạng cắt hơn bất kỳ những yếu tố khác.
Một viên kim cương quý, đạt chất lượng được cho là phải được cắt theo hình tròn với 57 lát cắt gồm: 33 mặt cắt dùng tán xạ ánh sáng, 24 mặt còn lại có nhiệm vụ phản xạ ánh sáng đem đến độ rực rỡ nhất
Một số lỗi thường gặp khi mua kim cương
Thông thường, khi khách hàng muốn mua kim cương thì thường chọn những cửa hiệu quen thuộc để mua, ngay cả khi họ mua hàng trên mạng. Khách hàng thường quan tâm đến các thông số khác nhau của kim cương như: kích thước, trọng lượng, hình dáng. Trong trường hợp mua kim cương từ các cửa hàng tại địa phương thì nên lưu ý những điểm sau:
Phần lớn lỗi thường gặp khi mua kim cương đó là sự gian lận về chất lượng của lớp cắt. Lớp cắt là một điểm rất khó để phân biệt so với màu sắc và độ tinh khiết của viên kim cương do đó quý khách thường bỏ quả điểm này. Các lỗi thường gặp là:
Các cửa hàng chỉ đưa cho khách hàng xem hai hay ba viên với các lớp cắt khác nhau và cố gắng thuyết phục họ mua một trong số chúng.Trong khi đó người mua hàng hoàn toàn có thể chọn được viên kim cương tốt nhất ưng ý mình nếu yêu cầu họ đưa ra toàn bộ số kim cương mà họ có. Đây là cách đơn giản nhưng tốt nhất để quý khách có thể mua được một viên kim cương vừa ý tại một cửa hàng nhất định.
Mua một viên kim cương cắt quá sâu, một viên kim cương được cắt quá sâu thường nặng hơn viên kim cương cắt nông. Quý khách có thể mua phải một viên kim cương 1.00 carat trông chẳng khác gì một viên kim cương 0.90 carat được cắt nông do nó bị cắt quá sâu.
Những viên kim cương có lớp cắt hoàn hảo có thể đắt hơn nhiều so với những viên kim cương có lớp cắt tồi hơn. Do đó những viên kim cương có lớp cắt tồi thường rẻ hơn, ít bị tồn kho và bán được nhiều hơn. Vì vậy người bán thường nhập loại kim cương này.
Một vấn đề nữa là khách hàng không thể nào nhận ra được màu sắc và độ tinh khiết của viên kim cương nếu nó đã được đặt trong chiếc nhẫn. Lỗi của viên kim cương có thể bị ẩn phía dưới, màu sắc có thể bị che lấp bởi sự phản chiếu của nó. Bạn không nên mua một viên kim cương trên 2000 USD nếu không được xem xét trước khi nó được đưa vào nhẫn. Không một nhà bán lẻ, đại lý hay nhà bán buôn nào mua một viên kim cương có giá trị cao khi nó đã được đưa vào nhẫn, do đó bạn không nên làm việc này.
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Để lại một bình luận
Bạn phải đăng nhập để gửi bình luận.