Từ thời xa xưa cho đến nay, kim cương luôn là một thứ trang sức giá trị được con người ưa chuộng. Là món trang sức tượng trưng cho sự giàu có và thượng lưu. Vậy tại sao kim cương luôn được sở hữu ở mức giá đắt đỏ? Cùng Cao Diamond khám phá nhé!
Như chúng ta đã biết kim cương là một trong hai dạng hình thù của cacbon, chúng có độ cứng cao cùng với khả năng khúc xạ và phản xạ ánh sáng cực tốt. Kim cương thiên nhiên có các tính chất vật lý và vẻ đẹp hoàn hảo nên được xem là một loại đá cực kỳ quý hiếm.
Kim cương – trang sức được phái đẹp mong ước
Trước đây khoảng hàng trăm năm trước, người Nam Phi đã từng dùng kim cương làm tiền gửi tiết kiệm trong ngân hàng, bởi tại đây là vùng đất có trữ lượng kim cương hàng đầu Thế Giới. Khan hiếm vật lý không hẳn là nguyên nhân chính dẫn tới sự đắt đỏ của kim cương mà còn phụ thuộc vào một số yếu tố khác.
Chi phí khái thác quá cao
Kim cương được hình thành trong một môi trường có nhiệt độ và áp suất đủ lớn. Tập trung chủ yếu khai thác tại những địa điểm nguy hiểm như miệng núi lửa, nằm sâu dưới lòng đất nơi mà áp suất và nhiệt độ cao làm thay đổi cấu trúc các tinh thể và trong những mạch khoáng ngầm.
>>>>>Xem thêm: Chia sẻ kinh nghiệm chọn mua trang sức kim cương
Khai thác kim cương ngay cửa “địa ngục” của Trái Đất
Để có thể khai thác được kim cương các công ty phải tốn nhiều tới gian nghiên cứu và tìm kiếm mỏ có trữ lượng lớn đủ để khai thác. Để tiến hành khai thác rất nhiều nhà địa chất phải tiến hành nghiên cứu trong thời gian tính bằng thập kỷ. Khi khai thác, số lượng nhân công phải luôn duy trì ở còn số vài trăm người.
Người ta ước tính để tìm được một carat kim cương người thợ phải khai thác sàng lọc tới 1,3 triệu tấn đất đá. Thêm vào đó, công việc cắt và đánh bóng kim cương đều được làm thủ công nên chi phí cho khẩu này thường rất cao.
Với những chi phí trên được cộng dồn lại và ai cũng có thể biết rằng chi phí nhân lực, sản xuất kim cương là một con số siêu khổng lộ.
Sự hao hụt trong quá trình xử lý
Kim cương khi mới được khai thác là một viên kim cương thô khi đến tay thợ cắt nó chỉ có giá trị bằng 40% kim cương đã qua xử lú. Bởi sau mối lần cắt, quy trình đánh bóng, khối lượng của chúng lại bị hao hụt đi rất nhiều.
Kim cương thô đắc nhất Thế Giới
Ngoài ra, giá trị kim cương không tăng đều theo khối lượng của chúng, viên càng to càng có giá cao vượt trội. Mỗi viên kim cương, tùy vào hình dáng, có thể được cắt với số mặt khác nhau, nhưng thông thường sẽ dao động từ 30-60 mặt cắt.
Sự độc quyền trong ngành khai thác kim cương
Ngày nay, trên thế giới những công ty được khai thác kim cương là rất ít. Bởi không phải công ty hay doanh nghiệp nào cũng được phép khai thác kim cương công khai. Trong những công ty được khai thác phải kể đến cái tên De Beers là một trong những công ty tiên phong trong việc chuyển hướng từ khai thác mỏ trên đất liền sang khai thác dưới đáy đại dương.
>>>>Bài viết liên quan: Điểm qua một vài kiểu cắt kim cương phổ biến nhất hiện nay
Công ty này từng giữ tới 80% lượng kim cương toàn cầu và cũng là đơn vị đã định ra giá trị cực lớn của khoáng vật này. Theo thống kế của trang “The Diamond Registry” giá trị của kim cương không màu dao động từ 6.650 USD đến 254.625 USD/carat, tùy thuộc vào kích cở từ 1 đến hơn 10 carat.
Trên đây là những chia sẻ về vấn đề “Tại sao kim cương luôn được sở hữu ở mức giá đắt đỏ” mà Cao Diamond đã cung cấp giúp bạn hiều rõ hơn. Nếu quý khách còn thắc mắc nào nữa về loại đá quý này, có thể liên hệ ngay với chúng tôi. Đừng quên theo dõi Cao Diamond để biết thêm nhiều thông tin bổ ích về loại đá quý này.
Để lại một bình luận
Bạn phải đăng nhập để gửi bình luận.