Kim cương được cho là một loại khoáng sản với những tính chất vật lý hoàn hảo. Chúng là những vật liệu tốt để tạo ra các bề mặt nhám và chỉ có những viên kim cương khác. Vậy kim cương được định giá như thế nào? Cùng Cao Diamond tìm hiểu lý do kim cương càng lớn càng khó định giá.
Vì đâu kim cương có giá đắt đỏ?
Kim cương là loại đá quý nhất thế giới, thường được sử dụng trong ngành công nghiệp trang sức, với giá bán vô cùng đắt đỏ mà không phải ai cũng sở hữu được. Những viên kim cương lấp lánh không chỉ khiến người xem choáng ngợp, mà còn thể hiện được sự sang trọng, đẳng cấp của người sở hữu.
Không phải quốc gia nào cũng sở hữu mỏ kim cương, những địa điểm có trữ lượng kim cương lớn trên thế giới là Nam Á, Châu Phi và Bắc Mỹ. Điều này khiến cho kim cương trở thành một khoáng sản độc quyền ở một số nước, tạo điều kiện cho các công ty khai thác nâng giá khi đưa ra thị trường.
- Sự khai thác kim cương độc quyền
Vì mỏ kim cương chỉ xuất hiện ở một số quốc gia nên không phải cá nhân, doanh nghiệp hay tổ chức nào cũng có thể khai thác. Ngày nay, các mỏ kim cương trên thế giới nằm trong tay một số công ty khai thác tư nhân như: Alrosa, Debswana, De Beers hay BHP Billition. Đứng đầu trong số các công ty khai thác kim cương là De Beers, nắm giữ 80% lượng kim cương toàn cầu và cũng là đơn vị định giá cho loại đá quý này.
>>>>THAM KHẢO THÊM: Địa chỉ mua kim cương uy tín
- Chi phí khai thác kim cương cao
Kim cương chỉ được hình thành trong một môi trường có nhiệt độ và áp suất đủ lớn, tập trung chủ yếu tại những địa điểm nguy hiểm như miệng núi lửa, mạch khoáng ngầm hay sâu dưới lòng đất. Để khai thác được kim cương, các công ty phải tốn nhiều thời gian nghiên cứu và tìm kiếm mỏ có trữ lượng lớn đủ để khai thác.
Số lượng nhân công tham gia đào đất đá, sàng lọc tìm kim cương luôn cần duy trì ở số lượng hàng trăm người. Thêm vào đó, công việc cắt và đánh bóng kim cương đều được làm thủ công nên chi phí cho khâu này thường rất cao.
- Sự hao hụt trong quá trình xử lý
Kim cương khi mới được khai thác đều là ở dạng thô và giá trị chỉ bằng 40% một viên kim cương đã qua xử lý. Để sở hữu một viên kim cương hoàn thiện cần phải trải qua quy trình đánh bóng, cắt ghép nhiều lần, mỗi lần như vậy khối lượng lại hao hụt đi rất nhiều. Mỗi viên kim cương có thể được cắt với vô số mặt khác nhau tùy vào hình dạng mà chúng sở hữu, thường dao động từ 30 – 60 mặt cắt.
Lý do kim cương càng lớn càng khó định giá?
Một trong những sự kiện làm chấn động thế giới trong năm 2015 đó là việc các thợ mỏ của công ty Lucara Diamond tại Botswana tìm ra viên kim cương lớn nhất thế giới (1.111-cara) trong vòng 100 năm qua. Tìm đã khó, nhưng việc định giá nó cũng không kém phần phức tạp.
Là công ty chuyên về khai thác đá quý mà chỉ vài người trong số các tỉ phú mới dám “vung tiền” mua, Gem Diamonds đã không ít lần rơi vào tình thế tiến thoái lưỡng nan khi phát hiện ra những viên kim cương quý.
Bởi việc định giá những viên đá hiếm và có kích thước lớn, theo ông Brandon de Bruin, Người phụ trách kinh doanh tại Gem Diamonds, là một việc làm vô cùng phức tạp.
Trong số hàng trăm triệu viên kim cương được tìm thấy từ lòng đất suốt thập kỷ qua, chỉ một vài viên có thể đạt đến kích thước 250 cara. Viên kim cương 1.111-carat được cho là lớn nhất thế giới trong vòng 100 năm trở lại đây của tập đoàn Lucara là một ngoại lệ hiếm thấy.
Dù chưa đưa ra được mức giá cuối cùng nhưng theo tính toán của nhiều chuyên gia, giá trị của nó có thể lên đến 60 triệu đô la.
BÀI VIẾT LIÊN QUAN:
Để lại một bình luận
Bạn phải đăng nhập để gửi bình luận.