Trong cuộc đời mỗi người con gái, khi nói đến hôn nhân, thường sẽ có hai khái niệm nhẫn: nhẫn cầu hôn và nhẫn cưới. Nhưng sự thật là không phải ai cũng biết đến sự khác nhau giữa hai loại nhẫn này, về cả ý nghĩa bên trong lẫn hình thức bên ngoài. Bài viết này của C Jewelry Diamond hi vọng sẽ giúp quý khách có một cái nhìn rõ hơn, để việc cầu hôn cũng như hôn lễ được diễn ra suôn sẻ và tốt đẹp.
Phân biệt nhẫn cưới và nhẫn cầu hôn
Nhẫn cưới: là loại nhẫn được sử dụng trong hôn lễ, dùng để đánh dấu ngày hai người chính thức trở thành vợ chồng, là người trong cùng một gia đình, có trách nhiệm yêu thương và chăm sóc nhau đến cuối cuộc đời. Cô dâu và chú rể sẽ đeo nhẫn cưới cho nhau trong ngày cưới.
Nhẫn cưới được thiết kế theo cặp và thường có sự tương đồng hoặc giống nhau hoàn toàn về kiểu dáng thiết kế bên ngoài. Thiết kế chủ đạo của nhẫn cưới thường giản lược, tinh tế, gọn gàng để tiện cho việc đeo mọi nơi, mọi lúc.
Nhẫn cầu hôn: là loại nhẫn được dùng khi cầu hôn người yêu sau một thời gian tìm hiểu và yêu nhau, quyết định đi đến hôn nhân lâu dài. Chiếc nhẫn này như một sự “đặt cọc” của nam giới, để thông báo cũng như cảnh báo với mọi người xung quanh rằng cô gái này đã có “chủ”, để bảo vệ “chủ quyền” của mình đối với cô gái, cũng như đối với tình yêu này.
Nhẫn cầu hôn chỉ có một chiếc dành cho người phụ nữ, có thiết kế gần giống như mẫu nhẫn cưới của nữ hoặc đa dạng hơn, thể hiện sự thấu hiểu tính cách và tâm lí đối phương của các chàng trai. Trong khung cảnh cầu hôn lãng mạn và bay bổng, lời cầu hôn cùng với chiếc nhẫn được tháo ra khỏi hộp, đeo vào tay cô gái, chính là một trong những khoảnh khắc tuyệt vời nhất đối với cuộc đời của một người con gái.
Đeo nhẫn cưới và nhẫn cầu hôn khác nhau thế nào?
Nhẫn cưới, như chúng ta đã biết, thường được đeo vào ngón áp út bên tay trái của cả cô dâu lẫn chú rể. Các nhà y học cổ cho rằng, ở ngón áp út chứa nhiều dây thân kinh dẫn đến tim nhất (được gọi là vena amoris theo tiếng La tinh), thế nên khi nhẫn cưới – vật kết nối người vợ và người chồng – được đeo vào hai ngón áp út, có nghĩa là đã tạo ra sợi dây liên kết hai trái tim của họ, nối liền hai cuộc đời và tương lai của cặp đôi. Vì lí do ấy, chúng ta có câu nói: “Vĩnh kết đồng tâm” mang hàm ý chúc phúc cho cuộc sống hạnh phúc tương lai. Ngoài ra, đeo nhẫn cưới ngón này như một lời nhắc nhở tình yêu của đối phương sẽ luôn luôn nằm trong trái tim mình.
Hơn thế nữa, ngón áp út cũng rất yếu so với các ngón khác trong bàn tay, nên khi đeo chiếc nhẫn tình yêu vào sẽ khiến bạn có thêm niềm tin và sức mạnh về mặt tinh thần.
Còn nhẫn cầu hôn, khái niệm này còn rất lạ đối với văn hóa Việt Nam. Nhẫn cầu hôn thường được đeo vào ngón tay giữa ở bàn tay trái của cô gái. Theo quan điểm của những nhà nghiên cứu Đông phương, ngón tay cái tượng trưng cho cha mẹ, ngón tay trỏ tượng trưng cho anh em, ngón giữa là chính bạn, ngón áp út tượng trưng cho người bạn đời, và ngón út tượng trưng cho con cái của bạn. Vì thế đeo ngón giữa có nghĩa là nói cho cả thế giới biết rằng, bản thân mình đã được “đặt chỗ” và không thể tiếp nhận người khác.
Nhiều người thường xem nhẹ sự tồn tại của nhẫn đính hôn, cho rằng có cũng được, không có cũng không sao, hoặc là chọn bừa là được vì nó không quan trọng với họ, nhưng thực tế không phải như vậy. Chọn được một cặp nhẫn cưới vừa ý đôi bên để ghi dấu cuộc hôn nhân của hai người là một điều không dễ dàng, chọn được một chiếc nhẫn đính hôn hợp với người con gái mà chàng trai đã yêu say đắm và sẵn sàng tiến đến hôn nhân với cô gái ấy càng không hề dễ dàng. Nó chứng tỏ chàng trai hiểu người con gái của mình đến đâu, có xứng đáng để trở thành một nửa của nhau đến trọn đời hay không… Vì thế, nhẫn cưới và nhẫn đính hôn đều chứa đựng sự trân trọng nhất định của từng đối tượng trong mối quan hệ và đều mang ý nghĩa đánh dấu từng cột mốc của một mối quan hệ cặp đôi.
Để lại một bình luận
Bạn phải đăng nhập để gửi bình luận.