Trong xã hội hiện đại, tục trao nhẫn là một nghi lễ thiêng liêng thể hiện sự gắn kết, ràng buộc giữa hai cá nhân về mọi mặt trong cuộc sống. Tuy nhiên ít ai biết rằng, dù tục trao nhẫn có nguồn gốc từ xa xưa, nhưng ý nghĩa ban đầu của nó lại thiên về một sự cam kết kinh tế giữa chàng trai và cô gái. Việc trao nhẫn thể hiện cam kết của chàng trai về khả năng tài chính để chăm lo cho cô gái và gia đình cô sau này. Hãy cùng tìm hiễu về nhẫn cưới những điều thú vị đằng sau nhé!
Nguồn gốc xuất hiện nhẫn cưới
Chúng ta không biết rõ và chính xác nhẫn cưới ra đời từ khi nào. Người Ai Cập cổ đại dùng các chiếc vòng tròn để làm biểu tượng cho tình yêu và sự gắn kết lứa đôi. Vòng tròn là một vòng có chung điểm đầu và điểm cuối, dù có đi đến đâu, về đâu thì cũng sẽ gặp nhau, vòng tròn ấy gọi là vòng tròn hạnh phúc của tình yêu.
Nhẫn cưới thời xa xưa không bằng vàng, bạc mà làm từ các vật liệu như gỗ, cỏ, cây, xương, ngà… theo thời gian nó được sản xuất bằng các chất liệu quý hơn, có giá trị hơn như vàng, bạc, kim cương, đồng… người ta còn làm thành nhiều kiểu, nhiều màu sắc khác nhau, có loại còn đính cả đá quý, ngọc quý…
Ý nghĩa sâu sắc của nhẫn cưới
Nhẫn cưới là vật minh chứng cho tình yêu, được sử dụng để các cặp đôi trao cho nhau trong ngày cưới trọng đại của mình, giống như một vật gắn kết 2 người thành một. Không chỉ ở Việt Nam, mà trên khắp thế giới, chiếc nhẫn nhỏ bé vẫn được dùng để làm kỷ vật minh chứng tình yêu của 2 người.
Nhẫn cưới là tín vật thiêng liêng của tình yêu và là minh chứng trăm năm cho cuộc hôn nhân của bạn. Trước khi đi đến đám cưới là một quá trình tìm hiểu yêu thương, có cả những nụ cười và cả những giọt nước mắt giận hờn cãi vã.
Vì thế, chiếc nhẫn là cái kết viên mãn cho một cuộc tình, là kỷ vật để đánh dấu một chặng đường tình yêu với những buồn vui và cũng từ đây mở ra một cánh cửa mới.
>>>>THAM KHẢO THÊM: Kim cương là gì?
Hôn nhân khác với tình yêu, không chỉ có màu hồng với một chữ yêu mà còn phải có thêm chữ nhẫn. Nhẫn để khi chồng nóng vợ mềm mỏng dịu dàng, khi vợ sai chồng thứ tha nhường nhịn.
Vị trí đeo nhẫn
Văn hóa đeo nhẫn vốn có nguồn gốc từ Châu Âu. Các nền văn hóa trên thế giới có quan niệm khác nhau, song có 1 điểm chung, đó là nhẫn cưới sẽ được đeo trên ngón áp út của bàn tay phải hoặc bàn tay trái. 1 số quốc gia Bắc Mỹ như Hoa Kỳ, Canada chọn đeo nhẫn trên tay trái, vì tin rằng tĩnh mạch ở đây chạy thẳng tới tim, trong khi 1 số quốc gia Châu Âu khác như Đức, Phần Lan chọn đeo nhẫn trên tay phải.
Ở một số quốc gia đeo nhẫn bên tay trái, sau khi người vợ/ người chồng mất, chiếc nhẫn của người qua đời sẽ được người còn sống đeo bên tay phải để thể hiện sự gắn kết không thể chia lìa giữa hai vợ chồng.
Đối với người Việt Nam, dựa trên quan niệm xa xưa “nam tả, nữ hữu” mà nhẫn cưới thường sẽ được đeo vào tay trái của chú rể và tay phải của cô dâu. Tuy nhiên hiện nay, việc đeo nhẫn ngón áp út bàn tay nào hoàn toàn là lựa chọn theo ý thích của cô dâu, chú rể.
Ngón tay được lựa chọn để đeo nhẫn là ngón áp út. Người La Mã xưa tin rằng, có các tĩnh mạch ở ngón tay thứ tư trên bàn tay trái được nối trực tiếp đến trái tim của một người. Với niềm tin này, họ gọi đây là “tĩnh mạch của tình yêu” và lý giải cho lý do tại sao đeo nhẫn ngón áp út?
Còn người Phương Tây lại cho rằng có một sự liên kết giữa ngón áp út bàn tay trái và trái tim. Họ luôn tin có một mạch máu tình yêu giữa sự liên kết này và đó chính là lý do tại sao đeo nhẫn cưới áp út của bàn tay trái.
Đàn ông đeo nhẫn cưới từ khi nào?
Theo một số tài liệu, việc đàn ông cũng phải đeo nhẫn cưới là một tục lệ tương đối mới. Mãi cho tới giữa thế kỷ 20, hầu như chỉ có phụ nữ mới đeo nhẫn cưới. Khi chiến tranh thế giới thứ hai nổ ra và rất nhiều người đàn ông phải chia tay những người vợ trẻ đẹp của mình để ra chiến trường trong một thời gian dài, họ bắt đầu đeo những chiếc nhẫn cưới như biểu tượng của hôn nhân và sự gợi nhớ tới người vợ của họ.
Đó là một hành động rất lãng mạn, tràn đầy tình yêu của người đàn ông có trách nhiệm, chính vì vậy nó đã tồn tại đến tận thời nay.
Nhẫn không nhất thiết phải đeo trên ngón tay
Theo truyền thống Ấn Độ giáo, phụ nữ nước này đeo một chiếc nhẫn ở ngón chân tên là bichiya và được coi như nhẫn đính hôn. Ở Tây Bengan, phụ nữ đeo vòng tay bằng sắt mạ bạc hoặc vàng.
Ngày nay, đàn ông Hindu có thể trao cho cô dâu của họ cả nhẫn đính hôn truyền thống và nhẫn cưới theo phong cách phương Tây hiện đại.
Chọn nhẫn cưới ở đâu tại TPHCM
Việc chọn nhẫn cưới đối với mọi người chúng ta bây giờ không quá khó khăn vì rất nhiều của hàng được bày bán rất nhiều những loại nhẫn cưới, trang sức vàng phù hợp giá thành với mọi người. Nhưng nếu các bạn là những người ở TPHCM các bạn có thể đến với của hàng Cao Diamond chúng tôi tại B09-25, toà nhà Rivergate, 151-155 Bến Vân Đồn, Phường 6, Quận 4, TP. HCM. Tại đây chúng tôi sẽ cung cấp cho các bạn những loại nhẫn cưới phù hợp với giá thành , các mẫu mã được cải tiến và mới nhất tại đây
BÀI VIẾT LIÊN QUAN:
Để lại một bình luận
Bạn phải đăng nhập để gửi bình luận.