Cuộc khủng hoảng Covid-19 đang tạo cơ hội cho thị trường khởi động lại, làm mới và xây dựng dựa trên kinh nghiệm đối phó với sự sụt giảm trong mua bán kim cương những năm vừa qua.
Trong thời điểm chưa từng có này, không ai có thể đưa ra dự đoán về tăng trưởng doanh thu của trang sức kim cương. Đơn giản là vì không có bất kỳ dấu hiệu nào về nhu cầu thực tế của người tiêu dùng cho đến ít nhất 3 tháng sau khi mảng bán lẻ được mở trở lại.
Trung Quốc là thị trường đầu tiên hồi phục, vì đây là quốc gia đầu tiên đối phó thành công với virus. Có những dấu hiệu tích cực về nhu cầu mua hàng xa xỉ, nhưng chúng ta cũng không nên vội vàng hài lòng. Lưu lượng khách đến trực tiếp các cửa hiệu vẫn còn ít và không có khách du lịch để kích thích doanh số tại Hồng Kông.
Theo bài viết này, ngành bán lẻ Hoa Kỳ đang cố gắng mở cửa, nhưng phần lớn vẫn đóng cửa. Ngay cả những cửa hàng đã mở vẫn phải tuân thủ theo các hướng dẫn dãn cách xã hội nghiêm ngặt, giới hạn số lượng khách hàng có thể vào một lúc và tập trung nhiều hơn vào hình thức xem trước trên website/ứng dụng rồi tới lấy tại cửa hàng. Thương mại điện tử là một điểm sáng, nổi lên như một phương thức hiệu quả nhất để bán hàng trong 2 đến 3 tháng qua.
Xu hướng thương mại điện tử và các hình thức trực tuyến khác vẫn sẽ tiếp tục phát huy lợi thế trong tương lai. Trong giai đoạn giãn cách xã hội, hàng loạt thay đổi trong đời sống xã hội đã diễn ra. Con người buộc phải giao tiếp từ xa, đồng nghĩa với việc số hóa xã hội được đẩy mạnh. Mặt khác, dường như con người cũng đã nhìn nhận ra được những điều thực sự quan trọng trong cuộc sống.
Những sự đổi mới này đang góp phần thay đổi cách các cá nhân tương tác với nhau và cách doanh nghiệp hoạt động. Những thay đổi này tác động đến toàn bộ chuỗi cung ứng kim cương và trang sức, bắt đầu từ mảng bán lẻ và đang bắt đầu tác động tới các lĩnh vực bán buôn, sản xuất và khai thác kim cương.
Ngành kim cương cần phải hiểu những xu hướng này để có thể điều hướng suy thoái một cách hiệu quả. Nếu không trở nên khác biệt đáng kể so với giai đoạn đầu của cuộc khủng hoảng, ngành kim cương sẽ phải đối mặt với việc mất thị phần trong toàn ngành hàng xa xỉ.
Chúng tôi thấy một cơ hội cho thị trường để khởi động lại, làm mới và dựa trên kinh nghiệm đối phó với sự sụt giảm trong mua bán kim cương những năm qua.
Trong số tháng 5 của Báo cáo nghiên cứu Rapaport, chúng tôi xác định 5 xu hướng đã hình thành trước đại dịch Covid 19 và càng phát triển mạnh mẽ hơn trong cuộc khủng hoảng. 5 xu hướng này bao gồm khôi phục cân bằng trong chuỗi cung ứng; làm mới các nỗ lực marketing; sự chuyển đổi sang kỹ thuật số; thay đổi cách tham dự triển lãm thương mại; và nhấn mạnh vào các giá trị.
Bằng cách tiếp cận những xu hướng này một cách chủ động và khẩn trương, ngành kim cương có thể khắc phục tình trạng khó khăn hiện tại và đảm bảo sự phục hồi bền vững trong dài hạn.
Bài viết này được xuất bản lần đầu trong ấn bản tháng 4 của Báo cáo nghiên cứu Rapaport.
BÀI VIẾT LIÊN QUAN:
Để lại một bình luận
Bạn phải đăng nhập để gửi bình luận.