Khi mua trang sức đá quý ta thường nghe đến giấy chứng nhận GIA . Vậy giấy chứng nhận GIA là gì? Cùng bài viết dưới đây tìm hiểu những điều cần biết về giấy chứng nhận GIA nhé!
GIẤY CHỨNG NHẬN GIA LÀ GÌ?
Giấy chứng nhận kim cương GIA là một loại chứng chỉ được yêu cầu bắt buộc khi mua kim cương để đảm bảo chắc chắn rằng đó là một viên kim cương thiên nhiên thật sự. Giấy chứng nhận kim cương của GIA là một tiêu chuẩn uy tín mà hầu hết các cơ sở trang sức trên Thế Giới áp dụng.
GIA (Gemological Institute of America) – Viện Ngọc học Hoa Kỳ được thành lập năm 1931 là một tổ chức phi lợi nhuận về đào tạo, giám định kim cương, đá màu, ngọc trai và đồ trang sức uy tín hàng đầu thế giới.
GIA được xây dựng nên hệ thống kiểm định kim cương, đá quý dựa trên tiêu chuẩn 4C bao gồm 4 yếu tố quyết định đến chất lượng và giá trị của một viên kim cương đó là: trọng lượng. màu sắc, độ tinh khiết, giác cắt. Kiểm định theo tiêu chuẩn 4C của GIA là kiểm định công bằng, nghiêm ngặt, nổi tiếng và phổ biến nhất trên thị trường kim cương và đá quý thế giới.
Trên thế giới viện ngọc học Hoa Kỳ đã xác lập vị trí bằng nguồn kiến thức ưu việt và chuyên nghiệp về ngọc học. GIA Diamond Report và GIA Diamond Dosier là tên của 2 loại chứng nhận kim cương được phát hành bởi GIA và được coi là thông tin hàng đầu thế giới về chất lượng kim cương.
+ GIA Diamond Report (Báo Cáo Kim Cương Theo GIA) cung cấp thông tin một cách khoa học về hình dạng kim cương, đường nét, màu sắc, cách cắt, trọng lượng và tỉ lệ. Trong báo cáo cũng cung cấp về bất kỳ phương pháp sử dụng để làm đẹp viên kim cương. Báo cáo kim cương GIA được công nhận như nguồn gốc và đảm bảo tính chính xác thông tin phân loại kim cương.
+ GIA Diamond Dossier (Hồ Sơ Kim Cương Theo GIA) là phiên bản ngắn gọn hơn của GIA Diamond Report (Báo Cáo Kim Cương Theo GIA) và được sử dụng cho viên có trọng lượng từ 0,15 đến 1,99 carat. Như môt biện pháp đảm bảo tính an toàn và xác thực, GIA cung cấp hình thức khăc lazer đồng nhất với báo cáo trong hồ sơ kim cương.
>>>Bài viết liên quan: Cách đo size nhẫn ngay tại nhà chính xác 95%
NHỮNG THÔNG TIN HIỂN THỊ TRÊN CHỨNG NHẬN GIA
– Date: Ngày viên kim cương được kiểm định bởi GIA
– Report number: Số đăng ký: Mỗi viên kim cương được kiểm định sẽ có một số đăng ký độc nhất, không trùng với một số đăng ký nào khác.
– Shape: Hình dạng của viên kim cương, ví dụ như hình vuông, hình tròn, hình trái tim…
– Measurements: Kích thước, thấp nhất là 1/100 mm
– Carat weight: Khối lượng, thấp nhất là /100 carat
– Color grade: Cấp độ màu
– Clarity grade: Cấp độ tinh khiết
– Cut grade: Cấp độ cắt
– Polish grade: Cấp độ đánh bóng
– Symmetry grade: Cấp độ đối xứng
– Fluorescence: Cấp độ phát quang
– Comments: Nhận xét chung. Đây là những đặc điểm hoặc nhận dạng của viên kim cương mà không được liệt kê trong báo cáo.
– Proportions: Hình ảnh đồ họa thể hiện tỷ lệ thực tế của viên kim cương.
– Clarity characteristic: Đặc điểm độ tinh khiết, thể hiện những khuyết điểm trong và ngoài của viên kim cương.
– Grading scales: Thang phân loại những cấp độ màu sắc, độ tinh khiết, giác cắt theo GIA.
– Bảo mật: Những đặc điểm bảo mật của chứng nhận để đảm bảo tính xác thực, bao gồm tem ba chiều, mã QR…
Hồ sơ kim cương của GIA
Đối với những viên kim cương nhỏ dưới 1 carat, GIA sẽ đưa ra giấy chứng nhận kim cương một cách ngắn gọn và xúc tích nhất giống với báo cáo phân loại kim cương, tuy nhiên sẽ không có ảnh đo độ tinh khiết. Để giải thích cho lý do này là bởi vì những khuyết điểm nhỏ của những viên kim cương dưới 1 carat sẽ không ảnh hưởng gì đến vẻ ngoài của nó.
Với mỗi một viên kim cương có giấy chứng nhận kim cương của GIA sẽ có số báo cáo giúp bạn xác thực viên kim cương một cách dễ dàng tại mọi thời điểm.
Một số lưu ý về giấy chứng nhận khi chọn mua kim cương
– Mặt dù các cơ quan kiểm định đều đánh giá kim cương theo những yếu tố giống nhau (4C, độ bóng, độ đối xứng…) nhưng cách dùng thuật ngữ và gọi tên các cấp phân loại có thể khác nhau. Người mua nên chú ý để không bị nhầm lẫn khi so sánh hai viên kim cương không cùng nhà kiểm định.
– Đôi khi cũng có những trường hợp một viên kim cương có thể có hai giấy chứng nhận từ hai nhà kiểm định khác nhau. Trong trường hợp đó, người ta thường căn cứ vào giấy chứng nhận từ nhà kiểm định có uy tín cao hơn để giao dịch.
>>>>Xem thêm: Vẻ đẹp vượt thời gian của nhẫn kim cương mặt tròn
– Cùng với giấy chứng nhận, kim cương đã giám định sẽ được ép vỉ để tăng tính đảm bảo. Người mua nên kiểm tra cẩn thận, bao bì ngoài phải còn nguyên vẹn để tránh viên kim cương bên trong đã bị đánh tráo.
– Bản sao số giấy chứng nhận của bạn thường sẽ được lưu trữ vĩnh viễn ở các cơ quan kiểm định. Do đó, khi giấy chứng nhận của bạn bị mất hay hư hỏng, bạn có thể liên hệ họ để được cấp cái mới.
– Những người có kinh nghiệm mua bán kim cương lâu năm hay những chuyên gia về kim cương thường sẽ có thể tự đánh giá chất lượng của một viên kim cương mà không cần dựa vào giấy chứng nhận. Việc này giúp họ có thể mua được những viên kim cương có chất lượng tốt với giá rẻ hơn. Nhưng nếu bạn mới mua kim cương lần đầu hoặc chưa có nhiều kinh nghiệm đánh giá chất lượng kim cương, thì tốt nhất nên lựa mua những viên kim cương có giấy chứng nhận.
– Nếu bạn hiện có một viên kim cương nhưng không có giấy chứng nhận kèm theo (do vấn đề thất lạc giấy chứng nhận, viên kim cương được tặng không kèm giấy tờ…) mà bạn muốn biết rõ hơn về chất lượng của viên kim cương đó, bạn có thể đem nó đến những cơ quan kiểm định trong nước để tiến hành giám định, đánh giá và cấp giấy chứng nhận chất lượng. Việc giám định này sẽ tốn một khoản phí tùy vào viên kim cương.
Trả lời
Bạn phải đăng nhập để gửi bình luận.