Vẻ đẹp tinh khiết và ý nghĩa đặc biệt của kim cương khiến nó trở thành vật phẩm quý giá. Sở hữu một món trang sức kim cương là điều mà bất cứ ai cũng khao khát. Và kim cương kiểm định bởi Gia là một yêu cầu bắt buộc khi mua kim cương để đảm bảo chắc chắn rằng đó là một viên kim cương thiên nhiên có giá trị thật sự. Vậy kim cương kiểm định bởi GIA là gì? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về những vấn đề này.
GIA là gì?
GIA (Gemological Institute of America) – Viện Ngọc học Hoa Kỳ được thành lập năm 1931 là một tổ chức phi lợi nhuận về đào tạo, giám định kim cương, đá màu, ngọc trai và đồ trang sức uy tín hàng đầu thế giới.
Nếu chỉ riêng kim cương được bảo chứng giá trị bởi các tập đoàn khai thác nên có thể bất biến theo thời gian, không bị tác động mạnh mẽ của các yếu tố thị trường. Thì với một môi trường rộng hơn, là cả vàng bạc lẫn đá quý, giấy chứng nhận GIA như là tờ giấy bảo chứng chất lượng.
Kim cương kiểm định GIA
GIA đã xây dựng nên hệ thống kiểm định kim cương, đá quý dựa trên tiêu chuẩn 4C bao gồm 4 yếu tố quyết định đến chất lượng và giá trị của một viên kim cương đó là trọng lượng (Carat), màu sắc (Color), độ tinh khiết (Clarity) và giác cắt (Cut). Kiểm định theo tiêu chuẩn 4C của GIA là kiểm định công bằng, nghiêm ngặt, nổi tiếng và phổ biến nhất trên thị trường kim cương và đá quý thế giới.
Giấy kiểm định kim cương GIA là một tờ giấy chứng thực, cung cấp một cách đầy đủ và khoa học về kết cấu, hình dạng, đường nét, màu sắc, cách cắt, trọng lượng và tỉ lệ của mỗi một viên kim cương. Trong giấy kiểm định cũng chứa những thông tin về các phương pháp đã được áp dụng nhằm xử lý viên kim cương. Đây được xem là tiêu chuẩn để định lượng nguồn gốc, giá trị của mỗi một viên kim cương trên thị trường.
Giấy kiểm định quốc tế điển hình là giấy kiểm định kim cương GIA được chia làm 2 loại:
– GIA Diamond Grading Report
– GIA Diamond Dossier
Cả hai loại này đều có đầy đủ các thông số đánh giá chất lượng của một viên kim cương và được lưu giữ vào hồ sơ của Gia.
Sự khác biệt duy nhất của hai loại này là GIA Diamond Grading Report thì không khắc laser mã số kiểm định lên cạnh viên kim cương. Khi khách hàng có yêu cầu thì GIA mới khắc và sẽ có thể mất phí. Còn GIA Diamond Dossier thì được khắc sẵn laser mã số kiểm định. Kiểm định của GIA rất có giá trị và nó có giá trị lưu hành trên toàn cầu
Cách đọc giấy kiểm định GIA
Hãy cùng tìm hiểu ý nghĩa của những thông số trên các tờ giấy giám định kim cương, để hiểu hơn về cách đọc giấy kiểm và xác định rõ chất lượng của mỗi một sản phẩm nhé.
Shape and Cutting Style: Hình dạng và giác cắc của mỗi viên kim cương. Trên thị trường hiện nay có khoảng 10 kiểm giác cắt phổ biến như hình tròn, oval, trái lê…
Measurements: Kích thước của mỗi một viên kim cương, nếu nó là viên hình tròn thì sẽ tính theo đường kích nhỏ nhất x đường kính lớn nhất x độ sâu của đáy. Đơn vị tính là milimet
Carat Weight: Trọng lượng của viên kim cương cương, đơn vị tính là Carat.
Color Grade: Cấp độ màu sắc, hay màu nước, nước trong của kim cương. Thang giá trị là từ D đến Z.
Clarity Grade: Độ tinh khiết của kim cương. Thang giá trị là IF, VVS1, SI 1 – 7.
Cut Grade: Chất lượng chế tác của mỗi viên kim cương.
Polish: Độ hoàn thiện của mỗi một sản phẩm, tiêu chí đánh giá gồm có độ bóng (Polish) và độ đối xứng (Symmetry).
Fluorescence: Độ phát quang của mỗi viên kim cương, thể hiện sự tán xạ mạnh yếu của mỗi viên kim cương dưới ánh sáng tia cực tím.
Comments: Những đánh giá khác mà không có trong giấy kiểm định, điều này thường được dùng để thể hiện sự đặc biệt cho sản phẩm.
Clarity Characteristics: Dấu hiệu đặc trưng, riêng biệt của kim cương.
Proportions: Các thông số đánh giá chất lượng vết cắt của kim cương.
Security features: Các thông số bảo mật để chứng thực viên kim cương đã được giám định tại tổ chức.
Hi vọng với bài viết trên của C Jewelry Diamond đã giúp bạn có thêm thông tin về kim cương kiểm định GIA. Nếu còn thắc mắc bạn có thể liên hệ với chúng tôi.
BÀI VIẾT LIÊN QUAN:
Cách nhận biết kim cương thô tự nhiên
Để lại một bình luận
Bạn phải đăng nhập để gửi bình luận.