-
Kim cương là gì?
Kim cương là một trong hai dạng thù hình được biết đến nhiều nhất của Carbon, dạng còn lại đó là than chì.
Kim cương được cấu tạo bằng một loại nguyên tử Carbon (C) duy nhất, sắp thật khít nhau trong một khối lập phương gọi là ô cơ bản có thể tích nhỏ nhất. Do thế mật độ của các nguyên tử tương đối cao ứng với tỷ trọng SG=3.52, cùng lúc độ cứng cũng cao (độ cứng Mohs = 10) cứng nhất, đứng đầu trong các ngọc quý tự nhiên lẫn nhân tạo.
Kim cương được cho là 1 khoáng sản với tính chất vật lý hoàn hảo. Chúng là những vật liệu tốt để tạo ra các bề mặt nhám và chỉ có những viên kim cương khác – những tinh thể carbon dạng lồng hay ADNR mới có thể cắt kim cương được (chỉ có kim cương mới cắt được kim cương). Điều đó có nghĩa là chúng có thể giữ bề mặt đánh bóng rất lâu và rất tốt. Khoảng 150 triệu cara (30.000 kg) kim cương được khai thác mỗi năm với tổng giá trị là 10 tỷ đô la Mỹ. Ngoài ra, có khoảng 100.000 kg kim cương được chế tạo trong phòng thí nghiệm.
Chỉ có kim cương mới có thể cắt được kim cương
-
Lịch sử hình thành
Những viên kim cương được hình thành cách đây khoảng 3.3 tỷ năm, chúng được tạo ra từ khoáng vật có chứa carbon dưới nhiệt độ và áp suất cao ở sâu trong lòng đất và sâu trong lòng đại dương. Sâu trong lớp vỏ của trái đất, kim cương bắt đầu được hình thành ở độ sâu khoảng 150 km, áp suất khoảng 4905000000kg và nhiệt độ khoảng 12000. Trong đại dương, quá trình này xảy ra ở các vùng sâu hơn do cần nhiệt độ và áp xuất lớn hơn. Khi những áp suất và nhiệt độ dần giảm xuống thì những viên kim cương cũng dần lớn lên.
-
Kim cương ở bề mặt Trái Đất
Những viên đá có chứa kim cương bị kéo lại gần đến nơi núi lửa phun do áp suất. Khi núi lửa phun, nham thạch ở sâu trong lòng đất phải đi qua vùng tạo ra kim cương 90 dặm (150 km). Khi núi lửa hoạt động, dòng dung nham sẽ được phun trào, kim cương theo đó mà xuất hiện trên bề mặt trái đất. Những dòng nhanh thạch chứa kim cương thường được tìm thấy ở những lục địa cổ bởi vì chúng chứa những mạch nham thạch cổ lâu nhất. Ngoài ra, kim cương còng có thể được tìm thấy rải rác ở môi trường bên ngoài như nguồn nước và các yếu tố bên ngoai. Tuy nhiên, số lượng này là rất ít. Kim cương còn có thể được đưa lên mặt đất khi có sự đứt gãy các lục địa, mặc dù điều này rât hiểm khi xảy ra.
-
Kim cương có nhiều ở đâu?
Khoảng 49% kim cương được khai thác ở Trung Phi và Nam Phi, mặc dù một số lượng lớn kim cương cũng được tìm thấy ở Canada, Ấn Độ, Nga, Brasil, Úc. Hầu hết chúng được khai thác ở những miệng núi lửa đã ngừng hoạt động, ở sâu trong lòng Trái Đất nơi mà áp suất và nhiệt độ cao làm thay đổi cấu trúc của các tinh thể. Việc khai thác kim cương cũng là nội dung của những cuộc tranh chấp. Cũng có một số tranh cãi rằng tập đoàn De Beers đã lợi dụng độc quyền trong ngành cung cấp kim cương để điều khiển giá cả của thị trường, mặc dù thị phần công ty đã giảm xuống 50% trong những năm gần đây.
-
Tiêu chuẩn 4C (carat, color, clarity, cut)
Có 4 yếu tố ảnh hưởng đến giá trị của kim cương gọi tắt là tiêu chuẩn 4C đó là trọng lượng (Carat), màu sắc (Color), độ tinh khiết (Clarity) và tỷ lệ cắt mài (Cut).
5.1 Màu sắc
Màu được phân cấp và biểu diễn theo chữ cái của GIA bắt đầu bằng chữ D (hoàn toàn không màu, hay gọi là nước D) cho đến Z (màu sậm dần, có màu vàng nhạt), giá trị của kim cương cũng giảm theo độ tang của màu vàng. Dưới tác dụng của tia cự tím UV, thường có nhiều trong ánh nắng ban mai, một số kim cương ( loại mà trong cấu trúc của kim cương có Nitrogen tập trung lại thành nhóm) có hiện tượng phát huỳnh quang màu lam nhẹ sẽ hoà với màu vàng của viên đá để trở thành trắng hơn và làm cho viên đá có thể nhận định sai, tang lên vài “nước”.
*Bảng phân cấp màu theo tiêu chuẩn GIA:
- D, E, F: không màu ( cực kỳ trắng, cực kỳ trắng, rất trắng)
- G, H, I, J – gần không màu ( rất trắng, trắng, rất trắng hơi có màu, trắng có màu)
- K, L, M – Vàng nhạt đến nâu nhạt (trắng có màu, trắng có màu, có màu 1)
- N, O, P, Q, R – Vàng rất nhạt đến nâu rất nhạt ( có màu 2)
- S, T, U, V, W, X, Y, Z – Vàng sáng đến nâu sáng ( có màu 3)
Mặc dù kim cương trắng là phổ biến nhất tuy nhiên còn có nhóm kim cương màu (fancy) có thể gặp các màu khác như: lam, vàng, hồng, lục, tím, đỏ, đen,…
5.2. Độ tinh khiết
Độ tinh khiết cũng là một trong các tiêu chuẩn phân cấp kim cương. Độ sạch dùng phân cấp viên đá qua sự hiện diện, số lượng và kích thước của những tạp chất (bên trong) cũng như những khiếm khuyết bề mặt (bên ngoài). Rất hiếm kim cương không có khuyết điểm nào, nghĩa là không tìm thấy một tạp chất hay khuyết điểm bề mặt nào cho dù quan sát dưới loupe 10X bởi một người giàu kinh nghiệm. Nếu các tiêu chuẩn đánh giá khác cũng tốt như vậy, viên đá sẽ đạt giá trị cao nhất.
F (hay FL) Flawless: không tạp chất. Quan sát dưới loupe 10X.
IF (Internally Flawless): không tạp chất bên trong. Quan sát dưới loupe 10X.
VVS1-2(Very very slightly included): tạp chất cực nhỏ, rất khó thấy.
VS1-2 (Very slightly included): tạp chất rất nhỏ, khó thấy.
SI1-2 (Slightly included): tạp chất nhỏ, dễ thấy.
I1 (Included): tạp chất lớn, dễ thấy (bằng loupe 10X và mắt trần).
I2-3(Included): tạp chất lớn, dễ thấy (bằng mắt trần).
5.3. Trọng lượng
Carat là đơn vị đo trọng lượng. Có 5 carat trong một gam. Trọng lượng của kim cương được tính bằng carat. Một carat được chia thành 100 points. Cùng một trọng lượng, cùng một chất lượng về màu sắc và độ sạch, thí dụ một viên 5ct có giá đắt hơn một lô 5 viên 1ct cùng chất lượng.
1 carat =1.00 carat=100points |
1/2 carat= 0.50 carat= 50 points |
1/4 carat=0.25 carat= 25 points |
Giá trị của viên kim cương tỷ lệ với trọng lượng (hoặc kích thước) của nó. Viên kim cương có trọng lượng carat càng lớn thì giá trị càng cao. Tuy nhiên, giá tính theo carat của kim cương không tăng đều theo khối lượng của nó. Khi từ cấp trọng lượng thấp lên cấp cao hơn thì giá có thể lên từ 5 đến 50%. Kim cương chất lượng thấp tăng giá ít hơn so với kim cương chất lượng cao hơn. Vì vậy, khi xem xét giá thì cần so sánh những viên kim cương cùng kích thước, cùng hình dáng và cùng chất lượng. Dưới đây là bảng quy đổi tỷ lệ tương đối giữa trọng lượng và kích thước của kim cương tròn:
5.4 Dạng cắt
Nói đến dạng cắt kim cương không chỉ là nói đến hình dạng của 1 viên kim cương mà còn là về tỷ lệ của một viên kim cương, độ đối xứng và độ bóng. Kim cương khi mài giác phải đảm bảo độ chiếu sáng và độ tán sắc tối đa, nhớ đó ánh sang vào viên đá tách thành đơn sắc khi trở ra đến mắt người quan sát thấy lấp lánh gọi là “lửa”.
Dạng cắt lý tưởng Dạng cắt chuẩn Dạng cắt quá nông Dạng cắt quá sâu
Theo GIA (viện ngọc học Hoa Kỳ), các cấp độ dạng cắt của kim cương gồm có: Excellent (EX, tuyệt hảo), Very Good (VG, rất tốt), Good (GD, tốt), Fair (FR, trung bình) và Poor (PR, kém).
Kim cương có thể chế tác thành nhiều hình dạng khác nhau. Mỗi một hình dạng kim cương đều khác biệt và có những tính chất riêng xác định chất lượng của mỗi hình dạng. Tùy thuộc vào kiểu dáng chế tác của trang sức, mỗi hình dạng viên kim cương có thể đem lại hiêu quả hiển thị khác nhau cho trang sức.
Để lại một bình luận
Bạn phải đăng nhập để gửi bình luận.