Cách 1: Bỏ viên kim cương vào một ly nước trong để xem độ sáng của kim cương. Nếu kim cương thiệt thì nó vẫn chiếu sáng, còn nếu ánh sáng mờ đó là nhân tạo.
Cách 2: Nhúng viên kim cương vào acid, kim cương thật không mờ.
Cách 3: Dùng một miếng giấy trắng, vẽ một đường bằng viết (mực màu gì cũng được hay viết chì), để viên kim cương hay hột xoàn lên đường gạch đó. Nếu thấy đường gạch thì đó không phải là kim cương. Nếu đường gạch mờ không thấy rõ thì sác xuất cao đó là kim cương thiệt.
Cách 4: Thử bằng vạch màu. Dùng một miếng giấy trắng vẽ 3 sọc xanh dương, đỏ, vàng rồi để viên kim cương lên và quan sát. Kim cương thật sẽ không cho thấy rõ các vạch màu, các vạch màu sẽ nhòa đi, còn kim cương nhân tạo sẽ thấy rõ các gạch màu.
Cách 5: Lấy đèn pin có tia sáng nhỏ nhưng sáng (beam light hay penlight), để viên kim cương trước đèn pin này, cầm viên đó cách miếng giấy trắng khoảng 5-7 cm. Nếu tia sáng đi xuyên viên đá và chiếu một đường thẳng lên giấy thì đó là giả. Viên kim cương thiệt sẽ tản xạ ánh sáng nên sẽ không thấy tia sáng của đèn trên miếng giấy.
Cách 6: Để viên kim cương lên giấy có chữ, nếu đọc được chữ hoặc thấy vết đen của chữ thì đó là hột xoàn giả hoặc thấy đủ màu thì đó có thể là kim cương nhưng loại không có chất lượng tốt. Hột thật và tốt sẽ phản xạ nhiều tông màu xám.
Cách 7: Dưới đèn ultra violet, hột xoàn thiệt sẽ chiếu những ánh sáng màu xanh dương lợt đến xanh dương đậm. Nếu viên đá chiếu ra nhiều màu như xám, xanh lá cây, vàng thì đó cũng có thể là kim cương thiệt nhưng chất lượng không tốt.
Cách 8: Hột xoàn thật cắt được kiếng, kiếng trầy nhưng hột xoàn sẽ không trầy vì kiếng có độ cứng 6-7 theo thang độ Mohs, kim cương độ cứng 10.
Cách 9: Hà hơi thở lên viên kim cương, nếu trên bề mặt viên đá đóng màn hơi nước thì đó là giả. Trên hột xoàn thiệt không bao giờ đóng hơi dù chỉ trong tíc tắc.
Cách 10: Nhỏ một giọt nước nhỏ lên bề mặt hột xoàn, trên viên hột xoàn thiệt giọt nước giữ nguyên giọt, trên hột xoàn giả giọt nước sẽ tràn trôi đi mất.
Cách 11: Hột xoàn lạnh hơn so với các loại hột xoàn giả khác như zirconia (zirconia là pha lê làm từ zirconium dioxide ZrO2).
Cách 12: Kim cương, hột xoàn là đá thấu xạ nên chụp hình bằng quan tuyến X thì không thấy hình ảnh của kim cương thiệt.
Lưu ý : Tất cả các cách thử trên đây không áp dụng được cho một loại đá thay thế kim cương nổi tiếng khác là đá Moisanite. Loại đá này lại có độ khúc xạ lớn gấp đôi kim cương, điều này đồng nghĩa với việc nó lấp lánh ánh lửa hơn kim cương rất nhiều. Thành phần hóa học của đá Moisantite siliciumcarbid SiC, có độ cứng 9,25 theo Mohs. Tỷ trọng của moissanite 3,21, nhẹ hơn tỷ trọng 3,32 của diiodmethane (CH2I2) và tỷ trọng của kim cương 3,52, vì vậy, moissanite sẽ nổi lên trong dung dịch CH2I2.
Để lại một bình luận
Bạn phải đăng nhập để gửi bình luận.