De Beers có một câu slogan hấp dẫn, “Kim cương là vĩnh cửu”, và câu slogan này đã quảng bá một cách hiệu quả rằng kim cương chí
nh là biểu tượng của tình yêu. Trong một thế giới luôn thay đổi, liệu kim cương vẫn giữ ý nghĩa tương tự cho các cặp đôi khi họ hẹn ước?
Trong Báo cáo Diamond Insight 2019, Tập đoàn De Beers tiết lộ rằng tình yêu vẫn là động lực thúc đẩy mua trang sức kim cương trên thế giới, nhưng với sự thay đổi theo thời gian, mức độ của mối quan hệ và cách biểu lộ tình yêu cũng đóng góp vào động lực mua hàng.
Ví dụ, báo cáo cho biết trang sức kim cương được xem là biểu tượng phổ biến của tình yêu, không chỉ giữa những người đàn ông và phụ nữ đã kết hôn, mà cả những cặp đôi sống thử và đồng giới muốn kỷ niệm những khoảnh khắc quan trọng trong mối quan hệ của họ.
Trang sức kim cương dùng cho dịp đính hôn hoặc hết hôn cũng đang giúp định hình ngành kim cương ngày nay.
Báo cáo cũng cho thấy các cặp đồng giới xem kim cương là một món đồ quan trọng để tôn vinh mối quan hệ của họ. Họ cũng ưa thích trang sức tùy chỉnh thiết kế theo yêu cầu, vừa cá tính lại không quá đặc trưng cho giới tính nào.
Một điểm thú vị nữa được De Beers tiết lộ rằng số phụ nữ Mỹ mua nhẫn đính hôn cho riêng mình đã tăng gấp đôi từ 7 % đến 14 % trong khoảng thời gian 5 năm. Họ cũng chi nhiều hơn cho nhẫn – trung bình nhiều hơn 33% so với nam giới, điều này phản ánh sức mua ngày càng lớn của phụ nữ.
Liệu kim cương vẫn còn hấp dẫn?
Jannie Iwema, chủ sở hữu Bonebakker có trụ sở tại Hà Lan, cho biết kim cương vẫn được ưa chuộng bởi một bộ phận khách hàng của cô. “Chúng tôi vẫn bán rất nhiều kim cương nhưng chúng tôi đang tập trung nhiều hơn vào đá quý màu vì hầu hết những viên đá này hiếm và độc đáo hơn kim cương”, Jannie lưu ý.
Alon Ben Josef của Ace Jewelers, có trụ sở tại Amsterdam, cho biết mặc dù có nhiều thay đổi trong xã hội, trang sức kim cương vẫn là một biểu tượng mạnh mẽ của tình yêu. Một số doanh nghiệp kim cương như Royal Asscher đã đầu tư cho kim cương tổng hợp nhưng điều này không có nghĩa là nhu cầu với kim cương tự nhiên đã giảm, Mike Asscher lưu ý trong một cuộc phỏng vấn riêng.
Đối với Lee Sendov của công ty trang sức thiết kế theo yêu cầu trực tuyến Gemvara, tuyên bố kim cương vẫn là xu hướng chỉ là một câu nói quá. Tuy nhiên, kim cương sẽ luôn có một sức hấp dẫn cơ bản. Hơn 25% doanh số của Gemvara đến từ đồ trang sức kim cương, mặc dù vậy công ty cũng tập trung vào các loại đá thay thế và kim cương tổng hợp.
Xu hướng
Thế hệ Y (những người sinh ra trong khoảng 1980-2000) và thế hệ Z (những người sinh từ năm 1996 đến nay) đang ảnh hưởng đến thói quen mua đồ trang sức ngày nay, nhưng theo cách nào? Frank La Roux, phó chủ tịch cấp cao về bán hàng và tiếp thị tại Cirari cho biết những người mua trẻ tuổi đang phá vỡ truyền thống hơn bao giờ hết, họ đang mua những gì phù hợp nhất với cá tính và phong cách sống của mình. Đồ trang sức vẫn còn được xem là biểu tượng của tình yêu, ông nói thêm.
Eddie LeVian, Giám đốc điều hành của thương hiệu trang sức cô dâu Le Vian cho biết, nhu cầu với đồ trang sức cô dâu bằng đá quý màu cũng đang tăng lên, đặc biệt đối với những khách hàng thuộc thế hệ trẻ.
Đồng tình với chia sẻ của Levian, Maria Carola Picchiotti của thương hiệu Picchiotti tại Ý, cho biết trang sức cô dâu đang dần chiếm tỷ trọng lớn trong doanh thu của cô, cùng với sự nổi lên của đá quý màu như là “trang sức cho tình yêu”.
“Trước đây, những người trẻ tuổi không bao giờ có thể mua đồ trang sức cao cấp” Le Vian tiết lộ. Tuy nhiên, người tiêu dùng nữ ngày nay được gọi là “người tự mua”, họ tự coi mình là những cá nhân bị mắc kẹt trong một thế giới sản xuất hàng loạt và giống nhau, và “trang sức là biểu tượng cá tính nhất của mỗi cá nhân”.
Mita Vohra, CEO và giám đốc sáng tạo của thương hiệu trang sức cao cấp Ortaea có trụ sở tại London, cũng có một quan sát tương tự, 75% đến 80% khách hàng của cô là phụ nữ tự mua. Trong khi đó, thế hệ Y thúc đẩy doanh thu của thị trường từ những câu chuyện ấn tượng đằng sau các món trang sức.
“Sang trọng có ý thức cũng là một phong cách gần gũi với người mua thuộc thế hệ Y. Đối với những món đồ cho tình yêu, nó cần thể hiện một câu chuyện chung giữa cặp đôi, kết hợp với những ý nghĩa của đá quý và kim cương”, Vohra cho biết. “Tôi thấy rằng thế hệ trẻ vẫn yêu thích kim cương, nhưng họ rất cởi mở với các lựa chọn thay thế. Tính bền vững, độc đáo và cá tính riêng đang là xu hướng của trang sức.”
Hina Israr, người đồng sáng lập hãng trang sức cao cấp Zaabel của Mỹ, đồng ý rằng hành trình từ mỏ khai thác đến thị trường và hội chợ thương mại đang trở nên quan trọng hơn bao giờ hết đối với người tiêu dùng trẻ, nhưng điều này không làm giảm sức hấp dẫn vốn có của kim cương. Người mua trẻ tìm kiếm câu chuyện đằng sau thiết kế và đá quý, Cô nói thêm.
Gemvara’s Senderov đã chỉ ra rằng xu hướng quan trọng nhất khi mua đồ trang sức để kỷ niệm tình yêu là sự cá nhân hóa. Giá cao của đồ trang sức đính hôn cũng là một yếu tố. Trích dẫn một nghiên cứu của công ty nghiên cứu độc lập Ameritrade, cô cho biết hai phần ba thanh niên Mỹ tin rằng một chiếc nhẫn đính hôn nên có giá dưới 2.500 USD.
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Một số cách nhận biết kim cương thật bằng mắt thường
Kim cương có bao nhiêu mặt cắt
Để lại một bình luận
Bạn phải đăng nhập để gửi bình luận.