Ngành kim cương tự nhiên hoạt động như một hệ sinh thái lớn gồm các tổ chức và cộng đồng.
Từ những công ty khai thác kim cương quy mô lớn, như các thành viên của Hội đồng Kim cương tự nhiên, đến các thương hiệu bán lẻ và thiết kế độc lập, tất cả đều đóng vai trò đảm bảo duy trì các tiêu chuẩn cao nhất của toàn bộ chuỗi giá trị kim cương.
Bạn có biết rằng 85% trọng lượng và 95% giá trị kim cương toàn thế giới được khai thác và bán trên thị trường bởi các công ty khai thác quy mô lớn, nằm ở nhiều địa điểm, bao gồm Canada, Nga và Botswana? Các công ty này hoạt động với độ minh bạch cao và chịu trách nhiệm đối với các tác động xã hội và môi trường.
Mỗi giao dịch kim cương đều hỗ trợ trong việc đánh giá tính trách nhiệm và minh bạch của ngành, đồng thời giúp cộng đồng địa phương tạo ra sự phát triển bền vững và di sản lâu dài.
Các doanh nghiệp thành viên của Hội đồng Kim cương tự nhiên đang trực tiếp và gián tiếp hỗ trợ sinh kế của hơn 10 triệu người trên toàn thế giới, tạo ra hơn 16 tỷ USD ròng mỗi năm về lợi ích kinh tế xã hội và môi trường.
Những lợi ích này được thể hiện thông qua việc làm tại địa phương, giáo dục, cung ứng hàng hóa và dịch vụ, thuế và tiền bản quyền, các chương trình xã hội và đầu tư cơ sở hạ tầng.
Dưới đây là cách chuỗi cung ứng kim cương vận hành theo nguyên tắc đạo đức và bền vững:
1.Khung pháp lý và tiêu chuẩn quốc tế
Ngoài tuân thủ các quy định cụ thể của quốc gia, ngành kim cương tự nhiên tuân thủ nhiều khung luật nhân quyền và luật lao động quốc tế, và các yêu cầu khác về đạo đức, xã hội và môi trường để đảm bảo ngành luôn hoạt động một cách có trách nhiệm.
Dưới đây là một số ví dụ quan trọng về các quy định pháp lý:
- Công ước Liên hợp quốc về chống tham nhũng được các cơ quan quốc tế sử dụng làm kim chỉ nam để chống tham nhũng và rửa tiền. Nó phù hợp với Khuyến nghị của Lực lượng Đặc nhiệm hành động tài chính (FATF 40) về rửa tiền cho các đại lý kim loại và đá quý.
- Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) ban hành Hướng dẫn chuyên sâu cho Chuỗi cung ứng Khoáng sản có trách nhiệm từ Các Khu vực bị ảnh hưởng và có nguy cơ cao. Bản Hướng dẫn là nền tảng cho một số tiêu chuẩn, chứng nhận và quy định được phát triển trong những năm gần đây để tăng tính minh bạch trong chuỗi cung ứng trang sức. Bằng cách tuân theo hướng dẫn này, các công ty tôn trọng quyền con người, tránh xung đột và có thể tạo ra khuôn khổ pháp lý riêng.
- Nguyên tắc Hướng dẫn của Liên Hợp Quốc về Kinh doanh và Nhân quyền cùng với Tuyên bố của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) về Nguyên tắc và Quyền cơ bản tại nơi làm việc được áp dụng cho tất cả các quốc gia và cho tất cả các doanh nghiệp kinh doanh, bất kể quy mô, ngành, địa điểm, quyền sở hữu và cơ cấu.
- Tất cả các thành viên của Hội đồng Kim cương Tự nhiên (NDC) phải tuân thủ luật môi trường quốc tế và quốc gia liên quan, phù hợp với các tiêu chuẩn quốc tế như ISO 14001, điều này mang lại một khung quản lý môi trường hiệu quả (EMS). Các thành viên NDC phải báo cáo công khai hàng năm về việc tuân thủ các Cam kết bền vững sử dụng Hướng dẫn Nguyên tắc Báo cáo toàn cầu (GRI) hoặc các hướng dẫn tương tự.
Quy ước toàn cầu và 17 mục tiêu phát triển bền vững (SDGs) của Liên hiệp quốc cung cấp một khung hướng dẫn cho tất cả các tổ chức trong việc xác định và theo dõi các chương trình phát triển bền vững của họ. Tất cả các thành viên Hội đồng Kim cương Tự nhiên đã triển khai các chiến lược phù hợp và đảm bảo các Mục tiêu Phát triển Bền vững của Liên Hợp Quốc trong hoạt động của họ.
Quy trình Kimberley
Quy trình Kimberley, còn được gọi là Hệ thống chứng nhận quy trình Kimberley (KPCS), là một thỏa thuận chung giữa 3 bên: các chính phủ, các doanh nghiệp kim cương và xã hội, được ủy quyền bởi Liên hiệp quốc và Tổ chức Thương mại Thế giới, để ngăn chặn “Xung đột kim cương”.
Quy trình này mở cửa cho tất cả các quốc gia, bắt đầu hoạt động vào năm 2003 để kiểm soát thương mại kim cương thô giữa các quốc gia tham gia. KPCS tìm cách ngăn chặn buôn bán kim cương bất hợp pháp và đảm bảo rằng việc giao dịch kim cương không tài trợ cho bạo lực bằng các phong trào vũ trang. Tất cả kim cương thô xuất khẩu phải được kèm theo giấy Chứng nhận quy trình Kimberley đã được Chính phủ phê chuẩn.
2. Tiêu chuẩn ngành
Ngành kim cương vượt lên trên và vượt ra khỏi Quy trình Kimberley bằng cách cam kết thực hiện một loạt các biện pháp tự điều chỉnh xung quanh con người, trái đất và đạo đức kinh doanh. Điều này bao gồm các quy tắc ứng xử và hướng dẫn cho ngành, cũng như các biện pháp giám sát của bên thứ ba và các quy trình thẩm định riêng khép kín. Đây là một quá trình liên tục, chủ động và linh hoạt, thông qua đó các công ty có thể đảm bảo quyền con người và tạo ra giá trị bền vững.
- Hệ thống bảo hành của Hội đồng Kim cương Thế giới
Là cơ quan đại diện cho ngành kim cương trong “thỏa thuận 3 bên’ của Quy trình Kimberley, Hội đồng Kim cương Thế giới đã tạo ra Hệ thống Bảo hành (SoW) để phát triển KPCS thông qua việc tự điều chỉnh ngành không chỉ buôn bán kim cương thô, mà còn kinh doanh kim cương đánh bóng và trang sức kim cương.
Hệ thống bảo hành mang lại thêm hiệu quả cho KPCS bằng cách phủ sóng thương mại quốc tế và trong nước, cũng như tất cả các phân khúc của chuỗi cung ứng kim cương từ mỏ đến bán lẻ. Nó cũng đặt ra các tiêu chuẩn tự đánh giá về chống rửa tiền, chống tham nhũng và bảo vệ quyền con người và lao động ..
- Cách hoạt động của Hệ thống bảo hành?
Tất cả người mua và người bán kim cương là thành viên của WDC hoặc Hệ thống bảo hành phải trích dẫn tuyên bố SoW sau đây trên tất cả các hóa đơn:
“Những viên kim cương trên hóa đơn này đã được mua/có nguồn gốc* từ các nguồn hợp pháp không liên quan đến xung đột, tuân thủ các Nghị quyết của Liên Hợp Quốc và luật pháp quốc gia sở tại nơi phát hành ra hóa đơn**. Người bán qua đây đảm bảo rằng những viên kim cương này không có xung đột và xác nhận việc tuân thủ Nguyên tắc bảo hành SoW của WDC.”
(Chú thích:
*có nguồn gốc: dành cho các công ty không mua từ thị trường mở, mà kim cương được lấy từ các cơ sở sản xuất thuộc sở hữu/ sở hữu một phần của họ.
**nơi phát hành hóa đơn: dành cho các công ty muốn tham chiếu quốc gia phát hành hóa đơn.)
Các công ty kinh doanh kim cương phải lưu giữ hồ sơ về hóa đơn bảo hành mà họ nhận được và phát hành. Số hóa đơn vào và ra này phải được kiểm toán và đối chiếu hàng năm bởi các kiểm toán viên riêng của công ty.
SoW áp dụng cho việc lập hóa đơn cho tất cả các viên kim cương, dù thô hay được đánh bóng, rời hoặc đã đính trong trang sức, bất kể kích thước hay chất lượng. Các tổ chức trong ngành và các thành viên của họ tự kiểm soát bằng cách chỉ giao dịch với các công ty có tuyên bố bảo hành trên hóa đơn của họ và từ chối mua kim cương từ các nguồn nghi ngờ hoặc có nguồn gốc từ các quốc gia không thực hiện KPCS.
Hội đồng trang sức có trách nhiệm và Quy tắc thực hành
Hội đồng trang sức có trách nhiệm (RJC) là tổ chức hàng đầu về chứng nhận và tiêu chuẩn toàn cầu cho ngành trang sức và đồng hồ, mang đến sự đảm bảo rõ ràng và độc lập.
Các thành viên của RJC phải được chứng nhận về Quy tắc thực hành của RJC trong suốt quy trình cung ứng trang sức từ mỏ đến bán lẻ. Điều này đòi hỏi một cuộc kiểm toán độc lập của bên thứ ba đối với doanh nghiệp thành viên, tập trung vào đạo đức kinh doanh, chuỗi cung ứng có trách nhiệm, quyền con người và quyền lao động, điều kiện làm việc, sức khỏe, an toàn và quản lý môi trường.
Bằng cách tuân thủ Quy tắc thực hành của RJC, các công ty đảm bảo tôn trọng một loạt các nguyên tắc và tiêu chuẩn, bao gồm: Tiêu chuẩn lao động ILO, Hướng dẫn chuyên sâu về khoáng sản và kim loại của OECD, Nguyên tắc của LHQ về kinh doanh và nhân quyền, Mục tiêu phát triển bền vững và đồng đều của LHQ (SDGs) và Chương trình nghị sự 2030. RJC thực hiện điều chỉnh tiêu chuẩn của mình phù hợp với Quy tắc thực hành tốt của ISEAL để thiết lập các tiêu chuẩn xã hội và môi trường.
3. Các sáng kiến của công ty
Ngành kim cương hoạt động không mệt mỏi để đảm bảo rằng người tiêu dùng có thể mua với sự tin tưởng. Nhiều công ty đã thiết lập các tiêu chuẩn và quy trình đảm bảo của riêng mình để áp dụng cùng với các tiêu chuẩn và luật pháp quốc tế cũng như của ngành.
- Sáng kiến về chuỗi cung ứng
Nhiều tổ chức cũng thiết lập các tiêu chuẩn riêng dựa trên và bổ sung vào các tiêu chuẩn quốc tế nhằm thực hiện các hoạt động kinh doanh có trách nhiệm trong chuỗi cung ứng kim cương. Ví dụ, các nhà cung ứng kim cương tự nhiên đã phát triển các yêu cầu hoạt động kinh doanh cho tất cả những đối tác của mình. Các chương trình này bao gồm Chương trình Đảm bảo Nguyên tắc Thực hành Tốt nhất (BPPs) của Tập đoàn De Beers và Nguyên tắc Liên minh Alrosa về Thực hành Kinh doanh có trách nhiệm và Quy định về Quản lý Chuỗi Cung ứng Kim cương Có Trách nhiệm.
- Sáng kiến về môi trường
Các công ty khai thác kim cương quy mô lớn cũng tuân thủ nghiêm ngặt các tiêu chuẩn về môi trường và phát triển các kế hoạch quản lý, giám sát và bảo vệ môi trường. Các kế hoạch này được tạo ra với sự cộng tác với cộng đồng cũng như chính quyền địa phương và quốc gia, trong hơn một thập kỷ trước khi bắt đầu khai thác kim cương.
Các thành viên của Hội đồng Kim cương tự nhiên tập trung mạnh vào việc xác định, theo dõi và báo cáo về các chương trình bền vững của họ, phù hợp với các tiêu chuẩn như: ISO 14001 – tiêu chuẩn quốc tế quy định các yêu cầu đối với hệ thống quản lý môi trường hiệu quả (EMS), Dự án Công bố lượng carbon cho ban quản lý về tác động môi trường, và Tiêu chuẩn Toàn cầu GRI cho báo cáo phát triển bền vững và UNGC.
Bạn có biết các thành viên của Hội đồng kim cương tự nhiên đã bảo vệ 1.023 dặm vuông đất, nhiều hơn ba lần so với diện tích đất mà họ sử dụng.
Tập đoàn De Beers đã đóng vai trò hàng đầu trong bảo tồn thiên nhiên bằng cách tạo ra một trong những mạng lưới bảo tồn rộng lớn và quan trọng nhất của Châu Phi: Tuyến đường Kim cương. Mạng lưới này bao gồm tám địa điểm khác nhau trên khắp Nam Phi và Botswana – tương đương với khoảng 200.000 ha (gấp 2,5 lần diện tích của thành phố New York) – là môi trường sống độc nhất và nơi sinh sống của các loài dễ bị đe dọa, bị đe dọa và có nguy cơ tuyệt chủng.
Trong các hoạt động của ALROSA, 86% tổng mức tiêu thụ năng lượng là từ các nguồn tái tạo và hơn 90% nước được tái chế.
Mỏ Diavik ở Canada đã lắp đặt một trang trại gió 9,2 MW vào năm 2012, trở thành trang trại gió gần cực bắc nhất thế giới. Trang trại gió cung cấp tới 10% nhu cầu năng lượng của mỏ và thay thế khoảng 900.000 gallon nhiên liệu dầu diesel mỗi năm. Với thành tích này, Diavik đã được trao giải thưởng “Đơn vị đi đầu” từ Hiệp hội Năng lượng gió Canada.
Lucara đã được Hiệp hội triển vọng và phát triển Canada (PDAC) bầu chọn cho giải thưởng về trách nhiệm xã hội và môi trường năm 2016. Giải thưởng này vinh danh một cá nhân hoặc tổ chức có sáng kiến và thành tựu xuất sắc trong việc bảo vệ và giữ gìn môi trường tự nhiên.
Tìm hiểu thêm về các sáng kiến môi trường và xã hội, cũng như cách ngành kim cương tự nhiên đóng góp vào việc thực hiện các Mục tiêu Phát triển bền vững của Liên Hợp Quốc.
Để lại một bình luận
Bạn phải đăng nhập để gửi bình luận.