Độ trong suốt và tinh khiết của một viên kim cương sẽ ảnh hưởng đến chất lượng của nó và dẫn đến giá cả. Vậy độ trong suốt của kim cương là gì? Cùng bài viết dưới đây tìm hiểu kỹ hơn nhé!
Độ trong suốt cuả kim cương là gì?
Độ trong suốt của kim cương là một trong những tiêu chí để đánh giá chất lượng trong 4C ( Cut, Carat, Color, Clarity)
Độ tinh khiết (trong suốt) của viên kim cương là thước đo về các khiếm khuyết nhỏ trong kim cương như tạp chất, vết bẩn, bọt bong bóng… Phần lớn các khiếm khuyết này ở mức hiển vi và không ảnh hưởng rõ rệt đến vẻ đẹp của kim cương, chỉ các chuyên gia và nhà nghiên cứu mới quan tâm đến yếu tố này, chủ yếu để xác định giá trị của viên kim cương. Viên kim cương càng ít khiếm khuyết thì giá trị càng cao.
Trong hầu hết các trường hợp, vẻ đẹp của một viên kim cương không bị ảnh hưởng bởi những thứ này vì hầu hết các thể vùi không thể nhìn thấy bằng mắt thường. Khi đề cập đến tạp chất, các nhà đá quý thường sử dụng thuật ngữ đặc điểm nội bộ của bộ phận thay vì sai sót. Đặc điểm bên trong là những gì mang lại cho một viên kim cương tự nhiên.
Độ trong suốt sẽ ảnh hưởng đến chất lượng và giá cả của một viên kim cương. Thật vậy, bất kỳ bao thể, vế tách, nứt, đặc điểm tự nhiên bên trong khác hay khuyết tật trên bề mặt sẽ giao thoa với đường truyền ánh sáng qua viên đá dẫn tới ảnh hưởng đến độ chiếu và vẻ ngoài ở mức độ nào đó. Ngay cả khuyết tật không thế thấy bằng mắt thường, như tinh thể kép có thể hấp thụ một phần ánh sáng đi vào viên đá. Người ta thường dùng từ trong suốt hơn tinh khiết, vì tinh khiết cho thấy có hai loại kim cương, tinh khiết và không tinh khiết
Độ tinh khiết của kim cương được xác định bằng hai loại khiếm khuyết.
- Khiếm khuyết bên trong: Xuất hiện bên trong viên kim cương. Điều này được gọi chung là những khiếm khuyết.
Bruise: Vết thâm
Cavity: Lỗ hỏng
Chip: Vết sứt mẻ
Cloud: Mây
Crystal: Bao thể nhỏ
Feather: Vết nứt (râu)
Feather filled: nhiều vết nứt
Indented natural: vết thiên nhiên lõm
Internal graining: vân bên trong
Knot: đốt nhỏ
Needle: vết hình kim
Pinpoint: dấu chấm rất nhỏ
Twinning wisp: bao thể rất nhỏ
2⃣. Khiếm khuyết bên ngoài: Xuất hiện trên bề mặt của viên kim cương.
Abrasion: Vết trầy xước
Extra facet: Giác phụ thêm vào
Natural: vết tự nhiên
Nick: vết khờn
Pit: Lỗ rất nhỏ
Polish lines: những đường song song do đánh bóng
Scratch: Vết sướt thẳng
Surface graining: tạo vân trên bề ngoài
Các khiếm khuyết này thường xuất hiện trong các viên kim cương từ trong quá trình hình thành tự nhiên. Tuy nhiên, đôi khi các khiếm khuyết cũng xuất hiện trong giai đoạn cắt và đánh bóng.
Phân cấp độ tinh khiết của GIA
FL: Kim Cương Hoàn Hảo. Không có khuyết điểm ở bên trong lẫn bề mặt của Kim Cương
IF: Kim Cương có độ trong suốt bên trong hoàn hảo. Chỉ tồn tại một vài điểm khuyết để có thể nhìn được bằng kính hiển vi
VVS1 , VVS2 : Kim Cương Rất Rất Ít, Gần Như Là trong suốt tạp chất. (VVS). Các loại VVS thường rất khó để nhận thấy các tạp chất siêu nhỏ, ngay cả đối với mắt nhìn của chuyên gia dưới sự phóng đại gấp 10 lần. Sự trong suốt của VVS1 VVS2 là thật sự rất hiếm và dẫn đến độ lấp lánh của kim cương
VS1 , VS2 : Kim Cương Rất Ít Tạp Chất. (VS). Các Tạp chất cực kì nhỏ (VS1) đến rất nhỏ (VS2) và rất khó để nhận thấy ở độ phóng đại lên 10 lần. Giá trị của VS1 và VS2 cực kì lớn, được tận dụng ở nhiều doanh nghiệp và trang sức.
SI1 và SI2 : Kim Cương Có một chút Tạp Chất. Các tạp chất có thể thấy được nhưng phải qua việc phóng đại lên gấp 10 lần
I1, I2, I3 : Kim Cương Có Tạp Chất.Rõ ràng việc kim cương có tạp chất sẽ ảnh hưởng đến mỹ quan và tác động mạnh đến vẻ đẹp của kim cương
THAM KHẢO THÊM:
Kim cương có dẫn điện được không
Kim cương giá sỉ
Kim cương kiểm định bởi GIA
Để lại một bình luận
Bạn phải đăng nhập để gửi bình luận.